Hà Nội: Gần Tết hàng quán đua nhau lấn chiếm vỉa hè

GD&TĐ - Việc lấn chiếm vỉa hè đã tồn tại nhiều năm nay tại Hà Nội, nhất là dịp gần Tết Nguyên đán, khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường, vừa mất mỹ quan đô thị, vừa tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Trước của số nhà 223 phố Tôn Đức Thắng, chủ nhà đã chiếm dụng vỉa vè đem cả giá quần áo ra bày bán, lấn hết cả lối dành cho người đi bộ.
Trước của số nhà 223 phố Tôn Đức Thắng, chủ nhà đã chiếm dụng vỉa vè đem cả giá quần áo ra bày bán, lấn hết cả lối dành cho người đi bộ.

Thành phố cũng đã triển khai nhiều đợt ra quân chấn chỉnh lại trật tự, nhất là các dịp lễ tết, như đợt Tết dương lịch vừa qua, tuy nhiên sau đó các hàng quán lại đua nhau ùa ra lấn chiếm vỉa hè.

Trong ngõ 84 phố Chùa Láng, một hàng cháo lòng chiếm hết vỉa hè, cứ như là phần đất của riêng mình để bán hàng.
Trong ngõ 84 phố Chùa Láng, một hàng cháo lòng chiếm hết vỉa hè, cứ như là phần đất của riêng mình để bán hàng.
Một hàng tạp hóa trên phố Nguyễn Khang bày bán chiếm dụng hết vỉa hè.
Một hàng tạp hóa trên phố Nguyễn Khang bày bán chiếm dụng hết vỉa hè.
Các cửa hàng quần áo gần ngõ 59 phố Chùa Bộc ngang nhiên bày bán trên vỉa hè.
Các cửa hàng quần áo gần ngõ 59 phố Chùa Bộc ngang nhiên bày bán trên vỉa hè.
Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với cá nhân từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, đối với tổ chức từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi nằm trong các hành vi vi phạm sau đây: Buôn bán các loại hàng rong, hàng hóa nhỏ lẻ khác ngay trên lòng đường đô thị hoặc trên phần vỉa hè của các tuyến phố có quy định cấm bán hàng… Tuy nhiên, do nguồn sinh sống chủ yếu dựa vào hàng quán, nên để có nhiều chỗ cho khách, các chủ hàng bất chấp việc xử phạt, sẵn sàng vi phạm khi lực lượng chức năng rút đi. (Trong ảnh: Vi phạm lấn chiếm vỉa hè trên phố Xã Đàn).
 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với cá nhân từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, đối với tổ chức từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi nằm trong các hành vi vi phạm sau đây: Buôn bán các loại hàng rong, hàng hóa nhỏ lẻ khác ngay trên lòng đường đô thị hoặc trên phần vỉa hè của các tuyến phố có quy định cấm bán hàng… Tuy nhiên, do nguồn sinh sống chủ yếu dựa vào hàng quán, nên để có nhiều chỗ cho khách, các chủ hàng bất chấp việc xử phạt, sẵn sàng vi phạm khi lực lượng chức năng rút đi. (Trong ảnh: Vi phạm lấn chiếm vỉa hè trên phố Xã Đàn).
Quán cafe Aha chỗ giao nhau giữa hai phố Bà Triệu – Lý Thường Kiệt kê ghế cho khách ngồi ngoài vạch quy định được phép bán hàng.
Quán cafe Aha chỗ giao nhau giữa hai phố Bà Triệu – Lý Thường Kiệt kê ghế cho khách ngồi ngoài vạch quy định được phép bán hàng.
Quán bún ngan ở 59 phố Trần Hưng Đạo trưa nào khách đến ăn cũng đông như đi hội.
Quán bún ngan ở 59 phố Trần Hưng Đạo trưa nào khách đến ăn cũng đông như đi hội.
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tại Hà Nội đã diễn ra từ lâu. Thành phố đã nhiều lần ra quân xử lý tình trạng này để trả lại hè phố cho người đi bộ. Tuy nhiên sau một thời gian kiên quyết, đến nay tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên các tuyến đường vẫn chưa được khắc phục, thậm chí tái diễn phức tạp hơn, nhất là dịp gần Tết.
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tại Hà Nội đã diễn ra từ lâu. Thành phố đã nhiều lần ra quân xử lý tình trạng này để trả lại hè phố cho người đi bộ. Tuy nhiên sau một thời gian kiên quyết, đến nay tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên các tuyến đường vẫn chưa được khắc phục, thậm chí tái diễn phức tạp hơn, nhất là dịp gần Tết.
Trên Phố Phạm Ngọc Thạch (gần Trường Đại học Y) có hàng hoa chiếm hết vỉa hè, buộc người đi bộ phải dạt xuống lòng đường, rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.
Trên Phố Phạm Ngọc Thạch (gần Trường Đại học Y) có hàng hoa chiếm hết vỉa hè, buộc người đi bộ phải dạt xuống lòng đường, rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.
Phố Lê Duẩn đoạn từ Ga Hà Nội đến gần ngã tư giao nhau với phố Khâm Thiên bị các hàng bán quần áo, giầy, mũ… chiếm hết vỉa hè, không còn một lối nhỏ cho người đi bộ.
Phố Lê Duẩn đoạn từ Ga Hà Nội đến gần ngã tư giao nhau với phố Khâm Thiên bị các hàng bán quần áo, giầy, mũ… chiếm hết vỉa hè, không còn một lối nhỏ cho người đi bộ.
Theo các chuyên gia, tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn thành phố Hà Nội đang diễn ra tràn lan với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó chủ yếu người dân sử dụng vỉa hè làm chỗ để phương tiện, kinh doanh hàng quán, làm chỗ để vật liệu xây dựng, hình thành chợ cóc, bán hàng rong lề đường. (Trong ảnh: Vi phạm lấn chiếm vải hè tại số nhà 161 phố Khâm Thiên.

Theo các chuyên gia, tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn thành phố Hà Nội đang diễn ra tràn lan với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó chủ yếu người dân sử dụng vỉa hè làm chỗ để phương tiện, kinh doanh hàng quán, làm chỗ để vật liệu xây dựng, hình thành chợ cóc, bán hàng rong lề đường. (Trong ảnh: Vi phạm lấn chiếm vải hè tại số nhà 161 phố Khâm Thiên.

Vỉa hè đối diện số nhà 27C phố Văn Miếu bị chiếm dụng làm nơi bán lẩu, đồ ăn đêm.
Vỉa hè đối diện số nhà 27C phố Văn Miếu bị chiếm dụng làm nơi bán lẩu, đồ ăn đêm.
Chủ một hàng hoa quả đầu ngõ 379 phố Đội Cấn đã bày hàng ra chiếm hết vỉa hè.

Chủ một hàng hoa quả đầu ngõ 379 phố Đội Cấn đã bày hàng ra chiếm hết vỉa hè.

Vào dịp cận Tết Nguyên đán, do nhu cầu mua bán của người dân tăng cao, việc kinh doanh các loại hình dịch vụ diễn ra nhộn nhịp, tình trạng người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán càng trở nên phức tạp.
Vào dịp cận Tết Nguyên đán, do nhu cầu mua bán của người dân tăng cao, việc kinh doanh các loại hình dịch vụ diễn ra nhộn nhịp, tình trạng người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán càng trở nên phức tạp.
Lực lượng chức năng nhắc nhở, yêu cầu người dân không được lấn chiếm vỉa hè để bán hàng tại ngõ 84 phố Chùa Láng.
 Lực lượng chức năng nhắc nhở, yêu cầu người dân không được lấn chiếm vỉa hè để bán hàng tại ngõ 84 phố Chùa Láng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ