Hà Nội đón 187.000 lượt khách trong 2 ngày nghỉ Tết

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Riêng 2 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ 8/2 đến 10/2) Thủ đô Hà Nội đón 187 nghìn lượt khách, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.

Chương trình Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội “Rực rỡ Thăng Long”.
Chương trình Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội “Rực rỡ Thăng Long”.

Chiều 11/2, Sở Du lịch TP Hà Nội thông tin kết quả hoạt động du lịch thành phố trong 3 (ngày 8/2 -11/2) dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Tết Nguyên đán năm nay thời tiết thuận lợi, tại các khu điểm du lịch trên địa bàn đã chuẩn bị sẵn sàng phục vụ du khách du xuân đầu năm. Theo số liệu thu thập, trong 2 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ ngày 8/2 đến hết ngày 10/2, tức từ ngày 29/12 đến hết ngày 1/1 âm lịch) Thủ đô Hà Nội đón 187 nghìn lượt khách, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó khách du lịch quốc tế tăng trưởng mạnh, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ 2023 với 39 nghìn lượt khách (các thị trường khách chủ yếu là Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Anh, Đức, Nhật Bản.... ), khách du lịch nội địa tăng nhẹ 6% với 148 nghìn lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch đạt 725 tỷ đồng, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Về hoạt động kinh doanh khách sạn, các trung tâm thương mại dịch vụ mua sắm và ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, tính đến 18h ngày 10/2 công suất bình quân sử dụng buồng phòng khối khách sạn 1 - 5 sao ước tính đạt 50,4%, tăng 10,1% so với cùng kỳ. Thị thị trường khách lưu trú chủ yếu đến từ các nước: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Ấn Độ…

Theo Sở Du lịch, chuỗi các hoạt động, sự kiện được diễn ra từ trước Tết kéo dài xuyên qua Tết Nguyên đán đã làm cho du khách đến Thủ đô được sống trong không khí Tết cổ truyền của vùng đồng bằng Bắc bộ. Tiêu biểu như: Triển lãm tranh “Vẽ con rồng” khai mạc tại di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Chương trình “Tết phố năm 2024” tại không gian phố bích họa Phùng Hưng từ; Hoạt động chủ đề “Hương xuân Tây Bắc” với các hoạt động chính như: “Chợ phiên - Chào năm mới 2024”, “Xuân về bản em”, Chương trình “Đón xuân ở bản em” và giới thiệu trò chơi dân gian mùa xuân của các dân tộc phía Bắc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Các hoạt động văn hóa, trưng bày giới thiệu về Tết cổ truyền như: Tại Ngôi Nhà di sản 87 Mã Mây thực hiện trang trí, sắp đặt không gian Tết truyền thống ở bên trong, trước cửa đình Kim Ngân và tổ chức thực hiện lễ rước truyền thống với chủ đề Tết Việt. Sắp đặt và tổ chức giới thiệu không gian sinh hoạt, đón Tết của một gia đình Hà Nội xưa như: Tổ chức gói bánh chưng; Các hoạt động chuẩn bị cho ngày lễ cúng Ông Công - Ông Táo và ngày Tất niên; giới thiệu nghệ thuật gọt, tỉa và chơi hoa Thủy Tiên....

Nét mới hấp dẫn thu hút sự quan tâm đông đảo của nhân dân và du lịch tết năm nay là vào đúng đêm 30 tết, tại khu vực hồ Tây (phố Nguyễn Đình Thi - Trích Sài), UBND quận Tây Hồ chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội “Rực rỡ Thăng Long” với màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật bằng 2.024 thiết bị bay không người lái (drones) với chủ đề “Một ngày kinh đô - Ngàn năm lịch sử”...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.