Hà Nội: Diễn tập 5 tình huống đón học sinh trở lại trường

GD&TĐ - Tính đến ngày 29/1, ngành giáo dục huyện Gia Lâm đã hoàn thành công tác diễn tập các phương án khi đón học sinh trở lại trường từ sau Tết Nguyên Đán 2022.

Ngành giáo dục huyện Gia Lâm đã hoàn thành công tác diễn tập phương án đón học sinh đi học lại sau Tết 2022.
Ngành giáo dục huyện Gia Lâm đã hoàn thành công tác diễn tập phương án đón học sinh đi học lại sau Tết 2022.

Theo chỉ đạo mới nhất từ UBND TP Hà Nội, toàn bộ học sinh từ khối 7 đến khối 12 tại các khu vực có dịch ở cấp độ 1, 2 trên địa bàn thành phố sẽ trở lại trường học trực tiếp từ ngày 8/2. Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã quán triệt và hướng dẫn các Phòng GD&ĐT, trường THPT trực thuộc trước khi nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 phải thực hiện diễn tập các phương án khi đón học sinh đi học trực tiếp. 

Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT TP Hà Nội, Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm về việc tổ chức diễn tập chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19, trong ngày 28/1, toàn bộ các trường THCS trên địa bàn huyện đã đồng loạt tổ chức diễn tập để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra khi học sinh đến trường học trực tiếp bắt đầu từ ngày 8/2.

Các em học sinh đi theo hàng lối giãn cách từ cổng với sự hướng dẫn của giáo viên.
Các em học sinh đi theo hàng lối giãn cách từ cổng với sự hướng dẫn của giáo viên.

Cuộc diễn tập đã được triển khai nghiêm túc với tổng số 732 cán bộ quản lý, giáo viên tham gia. Các nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất như máy đo thân nhiệt, kẻ vạch, phân luồng, bàn ghế, sổ sách ghi chép, phòng cách ly y tế... Đồng thời cử cán bộ, giáo viên, nhân viên đóng vai học sinh để diễn tập.

5 tình huống đã được diễn tập gồm: Hướng dẫn, phân luồng giao thông khi học sinh tới trường, học sinh vào trường, vào lớp học đảm bảo công tác phòng chống dịch; xử lý tình huống khi có học sinh thân nhiệt cao hơn mức bình thường hoặc có các biểu hiện nghi mắc Covid-19 (ho, khó thở, mệt mỏi...).

Xử lý tình huống khi phát hiện học sinh có biểu hiện nghi mắc Covid-19 hoặc mắc Covid-19 (F0) tại lớp; cách xử lý khi có học sinh nghỉ học vì nhiễm Covid-19; hướng dẫn học sinh ra về khi kết thúc buổi học và đảm bảo phân luồng giao thông tại cổng trường. 

Học sinh ngồi trong lớp theo giãn cách.
Học sinh ngồi trong lớp theo giãn cách.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, chuyên gia cao cấp Bộ Y tế bày tỏ sự ủng hộ chủ trương mở cửa trường học. Ông nhấn mạnh, việc học trực tuyến lâu dài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý, chất lượng học tập của cả thầy và trò. Điều cơ bản là mọi người phải thực hiện thật nghiêm túc khuyến cáo "5K" để tự bảo vệ sức khỏe chính mình cũng như cộng đồng. 

Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: "Với học sinh mầm non và tiểu học của Thủ đô, chúng tôi cũng mong sớm có vắc xin phòng Covid-19 để tiêm cho các em. Chỉ khi được tiêm mới tạo ra được sức đề kháng cho học sinh quay trở lại trường học. Về kế hoạch tiêm cho đối tượng học sinh từ 5 - 11 tuổi, ngành Y tế Hà Nội đang chủ trì, phối hợp với các bên và báo cáo cấp trên để đợi nguồn vắc xin, sau đó sẽ triển khai trong thời gian thích hợp".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.