Hà Nội có thể mưa lớn vào dịp Đại lễ 1.000 năm

Hà Nội có thể mưa lớn vào dịp Đại lễ 1.000 năm

Hà Nội có thể phải hứng chịu 3 cơn bão và mưa lớn

Ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều, Phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội cho biết: “Mùa mưa bão năm 2010 thời tiết và thủy văn có diễn biến phúc tạp, khó lường. 6 – 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Trong đó, Hà Nội có thể phải hứng chịu 3 cơn bão. Cùng đó, các đợt mưa lớn trong thời gian ngắn có thể sẽ gây lũ lớn trên các tuyến sông, xảy ra hiện tượng úng gập và cuối mùa mưa bão”.

Ông Thịnh cũng cho biết thêm, thời tiết năm nay có diễn biến rất thất thường. Hạn hán kéo dài và diễn ra trên diện rộng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt (xuất hiện mực nước thấp kỷ lục trên sông Hồng tại Hà Nội ngày 21/2/2010 là + 0,1 m). Cùng đó, đầu tháng 1/2010 đã xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông ảnh hưởng đến các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ. Đầu tháng 2/2010, mưa lớn trên diện rộng với cường độ lớn khác thường đã xảy ra trên địa bàn Hà Nội (trung bình 50 – 60 mm, có nơi lên đến 90 mm). Tháng 3/2010, lốc xoáy xuất hiện với mưa đá ở khu vực miền Trung. Khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng xuất hiện sớm, nhiệt độ cao (có ngày lên đến trên 40 độ). Đây là những dấy hiện thất thường của thời tiết năm 2010, dự báo một năm thiên tại nghiêm trọng có thể xẩy ra.

Hà Nội có thể mưa lớn vào dịp Đại lễ 1.000 năm ảnh 1
Cảnh úng ngập tháng 11/2008 của Hà Nội liệu có tiếp diễn?

Thành phố Hà Nội có địa bàn rộng, có địa hình đa dạng, phức tạp. Hệ thống sông ngòi, đê điều, hồ đập nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ từ thượng nguồn sông Đà, sông Hồng và lũ rừng ngàng từ Hòa Bình đổ về. Khu vực nội thành Hà Nội có địa hình thấp, nguy cơ úng ngập cao. “Hiện nay, các công trình phòng chống lụt bão đã được tập trung tu bổ, từng bước cải tạo, nâng cấp. Nhưng trước những diễn biến bất thường của thời tiết những năm gần đây đã bộc lộ nhiều điểm yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu” – ông Đỗ Đức Thịnh cảnh báo.

Hiện nay, Hà Nội có 469,9 km đê các loại (nhiều nhất cả nước), trong đó đê cấp đặc biệt là 37,7 km, đê cấp I là 211,6 km, đê cấp II là 67,5 km, đê cấp III là 87,3 km, đê cấp IV là 65,8 km. Hà Nội cũng có 96 hồ chứa nước các loại (không kể hồ trong nội thành), trong đó 5 hồ có diện tích trên 10 triệu m3, còn lại từ 2 – 5 triệu m3 với nhiệm vụ cắt lũ và giữ nước phục vụ sinh hoạt. Nhìn chung, hệ thống đê điều, hồ đập của Hà Nội có chất lượng không đồng đều.

Chỉ tiêu úng được khi có mưa không quá 300 mm trong 3 ngày

Hệ thống thoát nước của nội thành Hà Nội đi theo 2 đường chính: qua đập Thịnh Liệt ra sông Nhuệ và qua Trạm bơm Yên Sở để bơm ra sông Hồng. Tuy nhiên, do nước sông Nhuệ quá cạn nên phải đóng đập Thịnh Liệt để không cho nước thải chảy từ sông Tô Lịch vào sông Nhuệ gây ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, ở thời điểm này, việc thoát nước của TP chỉ trông chờ vào kênh Yên Sở bơm đổ ra sông Hồng.

Hà Nội có 436 trạm bơm tiêu với 1.951 máy bơm các loại. Tổng công xuất bơm khoảng 4 triêuk m3 nước/giờ, công suất động cơ lắp đặt khoảng 130.000 kw. Hà Nội cũng có 4.593 km kênh mương tiêu các loại, hàng nghìn công trình trên kênh. Các công trình tiêu nước theo thiết kế chỉ phục vụ cho nông nghiệp nên có hệ số tiêu thụ nước thấp. hầu hết các trạm bơm tiêu úng được xây dựng từ những năm 1970, 80 của thế kỷ trước nên đã lạc hậu, xuống cấp. Cùng đó, hệ thống kênh mương bị lấn chiếm, bồi lắng, long dẫn bị thu hẹp không đáp ứng được yêu cầu dẫn nước. Mặt khác, những năm gần đây với tốc độ đô thị hóa nhanh, việc xây dựng các khu công nghiệp, làng nghề khu vực ngoại thành đã làm thay đổi địa hình tự nhiên, gây chia cắt hệ thống công trình tiêu và chưa khớp nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng.

“Đánh giá chung, hệ thống công trình tiêu úng hiện có chỉ đảm bảo tiêu nước khi có mưa với cường độ từ 250 – 300 mm xảy ra trong 3 ngày…” – ông Thịnh thừa nhận.

Ông Nguyễn Lê, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Thoát nước Hà Nội cho biết: “Phần lớn các trục thoát nước của Hà Nội đã được nạo vét để thoát nước. Hiện nay, 9/14 hồ nội thành đã được cải tạo sẽ tăng khả năng chứa nước trong mùa mưa bão. Công ty chúng tôi cũng đã chuẩn bị nhiều máy bơm lưu động để đối phó với những điểm ngập lụt cục bộ. Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội có nhiều nơi đang cải tạo, nâng cấp, ngầm hóa dây điện và viễn thông. Việc làm này rất tốt, nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ tới việc thoát nước. Nhiều đường ống hạ ngầm dây chạy ngay dưới cống thoát nước, có khi còn bịt gần kín miệng cống… Khi mưa lớn xảy ra, có thể Hà Nội sẽ bị úng ngập cục bộ một số nơi, bởi cần có thời gian để nước chảy hết…”.

Trong tận mưa khá lớn vào sáng nay (10/5), một số tuyến đường bị ngập, giao thông ùn tắc cục bộ sau giờ cao điểm. Đường Trường Chinh, mưa to khiến cả 2 làn đường bị ngập trắng xóa. Trên tuyến, ô tô vẫn có thể lưu thông bình thường nhưng nước ngập tới non nửa bánh, nên người đi xe máy đã gặp khá nhiều khó khăn trong việc di chuyển. Tuy bị ngập không đáng kể.

 Quang Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ