Hà Nam quyết tâm hiện thực hóa chiến lược phát triển giáo dục

GD&TĐ - Hiện thực hóa chiến lược phát triển giáo dục, Hà Nam thể hiện quyết tâm đạt được các chỉ số làm nền tảng thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục.

Trần Đức Minh, học sinh lớp 12 Chuyên Hóa Trường THPT chuyên Biên Hòa giành Huy chương Vàng Olympic Hóa học 2022.
Trần Đức Minh, học sinh lớp 12 Chuyên Hóa Trường THPT chuyên Biên Hòa giành Huy chương Vàng Olympic Hóa học 2022.

Đổi thay tích cực

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam Phạm Anh Tuấn, những năm qua, hệ thống trường lớp trên địa bàn tỉnh đã được bố trí, sắp xếp, xây dựng theo yêu cầu của Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; bảo đảm tính lâu dài, bố trí hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Đến nay, mạng lưới trường học các cấp trên toàn tỉnh được duy trì, ổn định đáp ứng tốt nhu cầu học tập của người dân

Để đạt được các mục tiêu đề ra, đẩy mạnh thúc đẩy các biện pháp phát triển giáo dục, Hà Nam Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, Sở GD&ĐT đã chủ động tham mưu với UBND tỉnh và tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành tạo cơ chế xây dựng, đẩy nhanh tiến độ, bàn giao cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Đến năm học 2022 - 2023, toàn ngành có gần 6.400 phòng học các cấp, tỉ lệ phòng học kiên cố đạt trên 99,7%.

Tổng kinh phí xây mới và sửa chữa các hạng mục công trình trong các nhà trường trên địa bàn toàn tỉnh trung bình mỗi năm lên tới hàng chục tỉ đồng. Sự quan tâm đầu tư này có giá trị rất lớn giúp toàn ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Đến nay, tổng số trường công lập thuộc tỉnh đạt chuẩn quốc gia là 369 trường (đạt 99,45%), trong đó 100% trường mầm non, 100% trường tiểu học, 99,1% trường THCS và 95,65% trường THPT đạt chuẩn.

Trường THPT chuyên Biên Hòa, cái nôi của phong trào dạy tốt - học tốt của tỉnh Hà Nam.

Trường THPT chuyên Biên Hòa, cái nôi của phong trào dạy tốt - học tốt của tỉnh Hà Nam.

Những con số biết nói trên đã minh chứng cho chất và lượng của giáo dục Hà Nam. Tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 chiếm trên 48,5%. Các xã, thị trấn đều hoàn thành tiêu chí số 5 về xây dựng trường học và tiêu chí số 14 về giáo dục và đào tạo trong xây dựng nông thôn mới. Đây là nền tảng quan trọng giúp các cơ sở giáo dục và toàn ngành có điều kiện triển khai hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục theo từng năm học.

Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn… để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp. Tỉ lệ tốt nghiệp THPT của Hà Nam luôn đạt ngưỡng cao, điểm trung bình tất cả các môn thi của tỉnh thường xuyên ở vị trí tốp đầu cả nước. Hà Nam đã đạt được nhiều giải cao trong các cuộc thi khu vực, quốc tế và các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Đặc biệt, trong năm học 2021 - 2022 vừa qua, từ giáo dục mũi nhọn đã giúp Hà Nam có thêm 1 tấm Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế, tạo dấu ấn và niềm tự hào cho sự nghiệp GD-ĐT.

Bước tạo đà phát triển

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam Phạm Anh Tuấn khẳng định: Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, ngành GD luôn xác định con người, đội ngũ là yếu tố quan trọng nhất làm nên chất lượng các chỉ tiêu, nhiệm vụ giáo dục. Ngành chủ động thực hiện và phối hợp thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý, tuyển dụng, bổ sung đội ngũ được thực hiện thường xuyên, liên tục đáp ứng kịp thời các yêu cầu và tạo sự ổn định, bảo đảm về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng tốt các yêu cầu thực tế.

Học sinh Trường THPT chuyên Biên Hòa, luôn nỗ lực học tập vươn tới thành tích cao.

Học sinh Trường THPT chuyên Biên Hòa, luôn nỗ lực học tập vươn tới thành tích cao.

Để nâng cao chất lượng nhân lực GD, ngành đã quan tâm thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý GD các cấp; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất, năng lực; cử cán bộ công chức, viên chức tham gia bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu vị trí việc làm, kịp thời triển khai đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên các cấp học. Sở GD&ĐT cũng chủ động tham mưu với UBND tỉnh có kế hoạch về thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên.

Đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình GDPT mới, Hà Nam thực hiện Quy hoạch phát triển GD&ĐT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đã cơ bản hoàn thành nhiều mục tiêu như: Mạng lưới trường lớp cơ bản bảo đảm theo kế hoạch; chất lượng GD được giữ vững và có bước phát triển; quan tâm thu hút, phát triển giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề… Trên cơ sở chỉ đạo của tỉnh và điều kiện thực tế, ngành GD tiếp tục rà soát, dự báo số liệu khảo sát ở tất cả các cấp học, từng giai đoạn để đề xuất các mục tiêu về phát triển GD&ĐT.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục đổi mới công tác quản trị, tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục phổ thông. Đồng thời, thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện dồn dịch các điểm trường lẻ, sáp nhập các cơ sở giáo dục có quy mô nhỏ tại các địa phương để có sự điều chỉnh thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp và tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, nâng cao hiệu quả đầu tư, phù hợp với nhu cầu xã hội" - Giám đốc Phạm Anh Tuấn chia sẻ.

Trong đó, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với GD mầm non; giải quyết tình trạng thiếu giáo viên; tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GD mầm non; quyết tâm nâng cao chất lượng GD toàn diện; thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, tích cực chuẩn bị các điều kiện thực hiện Chương trình GDPT 2018 đúng lộ trình; nâng cao chất lượng công tác tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp THPT, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong GDPT.

Toàn ngành tập trung thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất lượng GD cơ bản, GD chất lượng cao ở cấp phổ thông, tích cực triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế, tiếp tục thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học và chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao. Xây dựng và thực hiện hiệu quả các đề án về GD tăng cường đổi mới quản lý nhà nước trong tổ chức hoạt động dạy và học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý GD.

Chúng tôi sẽ quan tâm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ các cấp, thường xuyên rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên gắn với việc bảo đảm các quy định về định mức số lượng giáo viên đối với các cấp học và trình độ đào tạo. Đồng thời, xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu thực tế. Thực hiện tốt các chính sách phát triển đội ngũ, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, chế độ tiền lương và các phụ cấp theo lương, trợ cấp khác... góp phần nâng cao đời sống, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề. - Giám đốc Sở - Phạm Anh Tuấn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

GD&TĐ - Gã thuộc mẫu người hướng ngoại: Ưa bay nhảy, thích gặp gỡ kết giao, trà dư tửu hậu với bạn bè hơn đoàn tụ chuyện trò cùng anh em, cha mẹ, vợ con.