Hà Giang xuất khẩu gần 160 tấn nông sản sang Nhật Bản

GD&TĐ - 3 loại nông sản của nông dân huyện Xín Mần (Hà Giang) đã vào được thị trường Nhật Bản.

Củ gừng trâu muối Xín Mần được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản.
Củ gừng trâu muối Xín Mần được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Xín Mần, từ đầu năm đến nay đã có 3 sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bằng đường chính ngạch.

Cụ thể, huyện Xín Mần phối hợp với Công ty TNHH Việt Nam - Misaki thực hiện xuất khẩu 80 tấn củ cải muối, 45 tấn củ gừng trâu muối và 34 tấn củ kiệu.

Đây là kết quả của chương trình liên kết giữa huyện Xín Mần với Công ty TNHH Việt Nam – Misaki triển khai từ năm 2021 trên cơ sở cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII về phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị.

Vùng nguyên liệu trồng củ cải, gừng trâu chủ yếu ở xã Xín Mần, Nàn Ma; vùng nguyên liệu trồng củ kiệu ở xã Nàn Ma và Bản Díu.

Bà con nông dân trong vùng nguyên liệu được chuyên gia Nhật Bản trực tiếp hướng dẫn về kỹ thuật trồng, chăm sóc…

Việc liên kết giữa người dân và doanh nghiệp từ khâu trồng, chăm sóc, chế biến, tiêu thụ đã cho ra nguyên liệu nông sản đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn xuất khẩu.

Việc liên kết trồng và thu mua của cải xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã và đang được duy trì mang lại thu nhập cho bà con nông dân từ 80 đến 120 triệu đồng một ha, một vụ. Lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với trồng ngô.

Thông qua mô hình liên kết này, cũng giúp huyện trong việc tổ chức lại sản xuất cho người dân theo hướng an toàn, chất lượng bền vững và liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến thị trường tiêu thụ.

Từ đó nâng cao hiệu quả, khẳng định giá trị các sản phẩm nông sản của huyện tại thị trường mới.

Việc sản phẩm nông sản của Hà Giang được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng là tiền để địa phương này xuất khẩu nông sản vào các thị trường khác trên thế giới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.