Hà Giang: Người vùng nguy cơ thấp, trung bình vào tỉnh không cần xét nghiệm

GD&TĐ - Người đến lưu trú Hà Giang, trở về từ các vùng có mức độ nguy cơ thấp-cấp độ 1 (vùng xanh) và nguy cơ trung bình-cấp độ 2 (vùng vàng) thực hiện khai báo y tế, không bắt buộc xét nghiệm SARS-CoV-2.

Từ ngày mai (20/10), người vào Hà Giang từ vùng 1 và 2 không phải xuất trình kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2
Từ ngày mai (20/10), người vào Hà Giang từ vùng 1 và 2 không phải xuất trình kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2

Thực hiện một số biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ 0 giờ ngày 20/10/2021.

Cụ thể, đối với người đến lưu trú, trở về từ các vùng có mức độ nguy cơ thấp-cấp độ 1 (vùng xanh) và nguy cơ trung bình-cấp độ 2 (vùng vàng) thực hiện khai báo y tế, không bắt buộc có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2.

Đối với người đến lưu trú, trở về từ các vùng có mức độ nguy cơ cao - cấp độ 3 (vùng cam) và nguy cơ rất cao-cấp độ 4 (vùng đỏ) thực hiện khai báo y tế và có Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên) trong thời hạn 72 giờ.

Riêng đối với trường hợp người qua chốt có các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng nghi ngờ, phải được thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên tại chốt kiểm soát dịch, kể cả khi đã có Giấy xét nghiệm âm tính trong thời hạn 72 giờ.

Ngoài ra, tỉnh Hà Giang cũng áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch đối với người đến, trở về từ các vùng nguy cơ. Tất cả các trường hợp vào tỉnh phải thực hiện khai báo y tế tại các chốt kiểm soát dịch (tỉnh Hà Giang vẫn duy trì hoạt động 11 chốt kiểm soát dịch COVID-19 liên ngành của tỉnh tại các của ngõ ra vào tỉnh) và địa phương nơi đến, lưu trú.

Trường hợp đến, trở về từ địa phương cấp độ 1 và 2 sẽ không phải cách ly y tế nhưng phải thông báo ngay cho cơ quan y tế trên địa bàn trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ.

Trường hợp đến, trở về từ địa phương cấp độ 3, cấp độ 4, người lao động từ các tỉnh phía nam về từ 20/10/2021, đối với người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc đã được chữa khỏi COVID-19 tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất.

Đối với người tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID -19 thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương.

Đối với người chưa tiêm vaccine phòng COVID -19 sẽ thực hiện cách ly 14 ngày kể từ ngày về địa phương (xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14); tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo.

Tỉnh Hà Giang cho phép các hoạt động hội họp, các sự kiện, lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng; các dịch vụ kinh doanh như nhà hàng ăn uống, khách sạn, massage, xông hơi, các phòng tập yoga, gym, internet..  hoạt động bình thường. Riêng hoạt động karaoke được phép hoạt động nhưng thời gian không qua 22 giờ 30 hành ngày và phục vụ không qua 50% công suật tại cùng một thời đồng thời điểm phải thực hiện nghiêm túc các quy định trong phòng, chống dịch COVID-19.

Trước đó, căn cứ tình hình thực tế của tỉnh và hướng dẫn của Bộ Y tế, toàn bộ tỉnh Hà Giang (gồm 11 huyện, thành phố và 193 xã, phường, thị trấn) được xác định đều đạt cấp độ 1 - nguy cơ thấp (bình thường mới).

Hà Giang đã có tổng cộng 217.465 người được tiêm vaccine, trong đó 152.094 người được tiêm 1 mũi và 65.371 người được tiêm đủ 2 mũi. Tỷ lệ bao phủ đạt 36,69% và tiêm đủ liều đạt 11,3%. Toàn tỉnh không ghi nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.