'Hà bá' nuốt bờ sông Mã tại Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), hàng chục hộ dân thấp thỏm

GD&TĐ - Lo lắng, thấp thỏm là tâm trạng của hàng chục hộ dân ở xã Vĩnh Hòa (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) trước thực trạng sạt lở kinh hoàng ở bờ sông Mã.

Tình trạng sạt lở bờ sông Mã thuộc thôn Nghĩa Kỳ và thôn Giang Đông (huyện Vĩnh Lộc) đã diễn ra từ nhiều năm nay.
Tình trạng sạt lở bờ sông Mã thuộc thôn Nghĩa Kỳ và thôn Giang Đông (huyện Vĩnh Lộc) đã diễn ra từ nhiều năm nay.

Bất an vì sạt lở

Tại bờ tả sông Mã thuộc địa phận 2 thôn Giang Đông và Nghĩa Kỳ, xã Vĩnh Hòa (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) xuất hiện các điểm sạt lở nghiêm trọng, nhiều diện tích đất canh tác bị cuốn trôi khiến người dân vô cùng lo lắng.

Đi dọc theo khu vực bãi bồi ven sông Mã, đoạn thuộc địa phận thôn Giang Đông, xã Vĩnh Hòa, phóng viên tận mắt chứng kiến một số vị trí bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn đã ăn sâu vào đất canh tác của người dân. Ngoài ra, ngay cạnh khu vực sạt lở còn xuất hiện vết nứt dài hàng chục mét, có nguy cơ đổ ập xuống lòng sông bất kỳ lúc nào.

Theo người dân, tình trạng sạt lở diễn ra nhiều năm nay, tốc độ sạt lở gần đây diễn ra nhanh hơn, chỉ trong hơn 1 tháng qua, bờ sông Mã đã sạt hơn 600m, chiều rộng cũng sạt từ 30m - 40m. Vị trí mép sạt lở chỉ cách chân đê sông Mã không đến 100m.

Bà T.T.C. (ở thôn Giang Đông) cho biết: “Do doanh nghiệp hút cát gần bờ sông nên mới gây sạt lở, thuyền hút cát hoạt động cả ngày lẫn đêm. Chúng tôi đã nhiều lần báo cáo lên chính quyền, thậm chí còn ngăn cản bằng việc ném đất, ném đá để xua đuổi thuyền nhưng không được”.

Nhìn một phần đất canh tác đã bị sông Mã nuốt trôi, bà C. than thở: “Nhà tôi có 6 sào đất canh tác tại bãi bồi này, nhưng hiện đã bị lở mất 2 sào. Tình trạng sạt lở cứ diễn ra thế này, chúng tôi lo sợ sẽ mất hết đất canh tác”.

Còn ông Trần Văn Vĩnh (người dân thôn Vĩnh Hòa) lo lắng: “Mong các cấp, các ngành sớm có biện pháp ngăn chặn, khắc phục, chứ để tình trạng này bà con chúng tôi mất ăn mất ngủ. Từ chỗ sạt lở vào đến nhà dân chỉ còn có 70m nữa thôi”.

Chỉ tay về vị trí mới bị sạt lở, ông Trần Xuân Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa, cho biết, đoạn đi qua khu vực mỏ cát số 18 của Công ty TNHH Minh Chung sạt khoảng 200m; đoạn hạ lưu mỏ cát số 18 (ngoài mốc mỏ) khoảng 400m.

“Tình hình sạt lở của bãi bồi sông Mã, đã diễn ra từ năm 2018, đặc biệt đợt đầu tháng 8, do việc mưa lớn kéo dài và tình hình xả lũ của thủy điện Trung Sơn đã làm cho diện tích sạt lở nhanh hơn. Tổng diện tích từ năm 2018 đến nay khoảng 600m, ảnh hưởng trực tiếp đến 32 hộ dân có đất canh tác ở thôn Nghĩa Kỳ và Nam Đông”, ông Tùng cho biết thêm.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa, UBND xã đã phối hợp với Phòng Đăng ký đất đai huyện Vĩnh Lộc tổ chức đo lại diện tích đất canh tác cho bà con nhân dân. Đã xác định có khoảng hơn 20 hộ dân bị sạt lở vào diện tích đất canh tác với tổng diện tích khoảng 12.000 m2. Sự cố sạt lở bờ tả sông Mã đã ảnh hưởng trực tiếp đến 32 hộ dân với 128 nhân khẩu.

Người dân hoang mang khi thấy điểm sạt lở cách nhà ở chỉ vài chục mét.

Người dân hoang mang khi thấy điểm sạt lở cách nhà ở chỉ vài chục mét.

Tình trạng sạt lở ngày càng ở mức báo động.

Tình trạng sạt lở ngày càng ở mức báo động.

Hoạt động khai thác cát là thủ phạm

Theo báo cáo của UBND huyện Vĩnh Lộc, do ảnh hưởng của việc xả lũ hồ chứa nước thủy điện Trung Sơn, cùng với mưa lớn những ngày qua nên mực nước sông Mã lên cao. Dọc bãi sông đoạn qua thôn Nghĩa Kỳ và Giang Đông (xã Vĩnh Hòa) bị sạt lở nghiêm trọng.

Có 4 điểm sạt lở ở mức báo động với chiều dài mỗi điểm từ 30 - 50m, chiều rộng từ 25 - 30m, chiều cao từ 5 - 7m. Khoảng cách từ điểm sạt lở đến khu dân cư khoảng 120m.

Chính quyền địa phương đã chằng dây, lắp biển cảnh báo, chèn bao đất gia cố bờ sông nhưng chỉ là giải pháp tạm thời. Có thời điểm, sạt lở kéo cả cọc và dây chằng xuống sông. Khu vực này có nền địa chất yếu, chủ yếu là cát và phù sa.

Do vậy, khi mưa lớn, nước sông lên cao, tình trạng sạt lở dự báo sẽ còn tiếp diễn. Nếu không có giải pháp căn cơ và lâu dài thì tình trạng sạt lở bờ sông không chỉ làm mất đất sản xuất, mà còn có thể đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân trong khu vực.

UBND huyện Vĩnh Lộc cũng đã chỉ đạo UBND xã Vĩnh Hòa và các phòng ngành có liên quan tiếp tục thực hiện việc cắm biển cấm khai thác dọc bờ sông Mã tại các khu vực chưa được cấp phép.

Bên cạnh đó, cung cấp đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin phản ánh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, vận chuyển kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn; theo dõi hệ thống tàu, thuyền trên sông qua hệ thống camera đã lắp đặt.

Ông Trịnh Xuân Thắng - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc - cho biết, trước thực trạng sạt lở nghiêm trọng ở hai thôn Giang Đông và thôn Nghĩa Kỳ của xã Vĩnh Hòa, UBND huyện Vĩnh Lộc đã đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ khắc phục triệt để sự cố sạt lở bằng giải pháp thi công công trình kè chống sạt lở khẩn cấp.

Chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo người dân.

Chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo người dân.

“Hiện tại đang vào đỉnh điểm của mùa mưa bão, diễn biến sạt lở ở xã Vĩnh Hòa ngày càng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, UBND huyện Vĩnh Lộc kính đề nghị UBND tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan, quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho huyện Vĩnh Lộc để xây dựng công trình kè chống sạt lở khẩn cấp tại bờ sông Mã thuộc thôn Nghĩa Kỳ và thôn Giang Đông để ngăn chặn sự cố sạt lở mở rộng”, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc kiến nghị.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở KH&ĐT, Sở NN&PTNT; Sở TN&MT phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu đề nghị của UBND huyện Vĩnh Lộc căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật và tình hình thực tế, có ý kiến tham mưu đề xuất, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.