GS.VS Phạm Minh Hạc: Bước đệm để thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới

GD&TĐ - Tán thành với phương hướng và 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp thực hiện hiện trong năm học 2017-2018, GS.VS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục - cho rằng: Nếu toàn ngành Giáo dục thực hiện tốt thì đây sẽ là năm học mở đầu cho sự chuyển biến tốt đẹp theo tinh thần Nghị định 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Đồng thời tạo thuận lợi cho việc thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới.

9 nhiệm vụ trọng tâm và 5 giải pháp thực hiện trong năm học 2017-2018 phù hợp với thực tiễn khách quan. Ảnh minh họa/internet.
9 nhiệm vụ trọng tâm và 5 giải pháp thực hiện trong năm học 2017-2018 phù hợp với thực tiễn khách quan. Ảnh minh họa/internet.

Giải mã những điều tạo nên chất lượng giáo dục

 Thực tế cho thấy, nhà trường chất lượng tốt thì kỷ cương, nề nếp rất tốt và ngược lại. Nếu nhà trường buông lỏng điều này thì trường sẽ không ra trường, trò sẽ không ra trò và trong giờ học sẽ không giữ được kỷ luật.
GS.VS Phạm Minh Hạc

Theo GS.VS Phạm Minh Hạc, việc xác định phương hướng, nhiệm vụ cho năm học 2017-2018 là phù hợp với thực tiễn khách quan. "Tôi quan tâm đến vấn đề giáo dục phổ thông và mầm non tập trung vào kỷ cương nề nếp, đạo đức lối sống...; lấy kỷ cương, nề nếp là sức mạnh, tạo nên chất lượng giáo dục.

Ý đó rất quan trọng bởi nhà trương là một thể chể phải tiêu bểu về kỷ cương, nề nếp mới có thể dạy chữ, dạy người được. Và thực tế, vấn đề này không phải bây giờ mới nhắc đến mà đó từ cổ xưa" - GS.VS Phạm Minh Hạc nhấn mạnh.

Cũng theo GS.VS Phạm Minh Hạc, trong các nhà trường, lớp học, giờ học và các hoạt động trong trường cũng như ngoài nhà trường đều phải giữ gìn nề nếp, kỷ cương. Đây cũng một trong mười nội dung quan trọng khi chúng ta tiến hành đổi mới giáo dục.

Do đó, từ giáo viên, hiệu trưởng cho đến các cấp quản lý giáo dục đều phải quan tâm, thấm nhuần và củng cố nội dung này. Coi đây là việc bức thiết để đảm bảo chất lượng.

Đối với vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó có giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn; GS.VS Phạm Minh Hạc - cho rằng: Trong tình hình nước ta hiện nay, vẫn phải chú ý cả giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn, để đáp ứng GD-ĐT của học sinh phổ thông nói chung và đích đến cuối cùng là đáp ứng nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao.

GS.VS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học: Hoan nghênh tinh thần thẳng thắn, nhìn nhận khách quan của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
 GS.VS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học: Hoan nghênh tinh thần thẳng thắn, nhìn nhận khách quan của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ

Những giải pháp căn cơ

Khẳng định tất cả các hoạt động của nhà trường muốn đảm bảo được chất lượng giáo dục thì phải thực hiện tốt 9 nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2017-2018, GS.VS Phạm Minh Hạc đồng thời phân tích:

Riêng nhiệm vụ thứ 2 - "Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý". Đây là vấn đề quan trọng bởi nhà trường có kỷ cương, nề nếp hay không thì đội ngũ các thầy, cô giáo vấn là yếu tố quyết định chính.

"Đặc biệt cần xác định vai trò quan trọng của hiệu trưởng và đội ngũ quản lý ngành Giáo dục từ cấp phòng GD&ĐT đến cấp trung ương. Song tôi muốn nhấn mạnh nhiều hơn đến vai trò quản lý, bởi trên thực tế, để có được chất lượng giáo dục tốt thì cần có phương pháp quản lý khoa học" - GS.VS Phạm Minh Hạc trao đổi.

Nói về nhiệm vụ thứ 5 liên quan đến công tác giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, GS.VS Phạm Minh Hạc - cho rằng, việc xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2017-2018 là hợp lý, bởi trong Luật Giáo dục có đề cập đến vấn đề tự chủ nói chung và tự chủ ở các trường đại học nói riêng. Tuy nhiên, cần xem xét ở nước ta sẽ làm như thế nào và làm đến đâu?!. Theo tôi nên chờ văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Về nhiệm vụ "Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục" - GS.VS Phạm Minh Hạc - đề xuất: "Lãnh đạo các tỉnh, thành phố quyết định xây dựng trường, lớp sẽ là một phần tài chính từ ngân sách của địa phương.

Vì thế nhà nước cần quan tâm đầu tư đến nhiệm vụ này. Thiết ghĩ, Bộ GD&ĐT cần kiến nghị với Trung ương, Quốc hội và Chính phủ để có ngân sách chung của Nhà nước dành cho việc này".

Tạo tâm lý bình đẳng giữa đại học và nghề nghiệp

Đồng tình với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ rằng, phân luồng và định hướng nghề nghiệp là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng GS.VS Phạm Minh Hạc cũng hoan nghênh tinh thần thẳng thắn, nhìn nhận khách quan của Bộ trưởng khi đưa vấn đề này là một trong chín nhiệm vụ trọng tâm của năm học mới.

GS.VS Phạm Minh Hạc nhấn mạnh: Vấn đề quan trọng bây giờ là cần tạo tâm lý bình đẳng giữa đại học và nghề nghiệp. Tức là chúng ta phải quyết quyết được vấn đề tâm lý xã hội và quan niệm về lao động, việc làm của người dân Việt Nam.

Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải làm tốt công tác phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh ngay từ bậc THCS. Thậm chí là có thể tổ chức lại hệ thống giáo dục quốc dân.

"Ở nước Đức, khi lên lớp 6 người ta đã tổ chức phân luồng cho học sinh. Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của họ, để khi học hết lớp 9" - GS.VS Phạm Minh Hạc dẫn giải.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ