GS.TS Trịnh Xuân Thuận: Cần phát triển song song ĐH nghiên cứu và ứng dụng

GD&TĐ - Ngày 23/7 tại TPHCM, GS.TS Trịnh Xuân Thuận đã có buổi nói chuyện, giao lưu chủ đề khoa học và công nghệ với cán bộ, giảng viên Trường ĐH Văn Lang. 

Ông Bùi Quang Độ - Chủ tịch HĐQT nhà trường tặng hoa cám ơn GS.TS Trịnh Xuân Thuận đã dành thời gian giao lưu với CBVC của trường
Ông Bùi Quang Độ - Chủ tịch HĐQT nhà trường tặng hoa cám ơn GS.TS Trịnh Xuân Thuận đã dành thời gian giao lưu với CBVC của trường

Tại buổi giao lưu, GS.TS Trịnh Xuân Thuận đã có những chia sẻ thú vị quá trình học vấn cùng những kỷ niệm và trải nghiệm khoa học của mình.

Ông đúc kết về thành công trong nghiên cứu khoa học của mình bằng bốn yếu tố: “Năng khiếu – Ý chí - Ước mơ – May mắn”. Trong đó, ông đặc biệt chú trọng đến yếu tố may mắn, đây là yếu tố mà theo ông là khó kiểm soát được.

Ông cho rằng, trên con đường nghiên cứu khoa học đã may mắn khi gặp được những người thầy giỏi và nổi tiếng, tạo động lực rất lớn cho con đường thành công của mình sau này.

GS.TS Trịnh Xuân Thuận (phải)
GS.TS Trịnh Xuân Thuận (phải)  

“Một trong những điều quan trọng trong cuộc đời làm khoa học là được các giáo sư nổi tiếng dạy cho cách nghiên cứu, cách nghĩ, cách tư duy…” -  GS.TS Trịnh Xuân Thuận chia sẻ về vai trò của GS. Anfred Fower (giải Nobel Vật lý năm 1983) và GS. Gordon Garmire đối với sự nghiệp của mình.

Trả lời câu hỏi của một giảng viên về nên chọn theo ĐH nghiên cứu hay ứng dụng, GS.TS Trịnh Xuân Thuận cho rằng phải có khoa học cơ bản thì khoa học ứng dụng mới phát triển.

Một đất nước chỉ hướng đến khoa học áp dụng thì khoa học khó phát triển mạnh được. Ông dẫn chứng nhiều ứng dụng trong khoa học ngày nay như máy bay phản lực, điện thoại di động… đều được phát triển trên nền tảng khoa học cơ bản, từ những phương trình toán học… Cho nên theo GS.TS Trịnh Xuân Thuận cần phát triển song song hai lĩnh vực này.

Một vấn đề thiên văn cũng khá thú vị được một giảng viên đặt ra là vũ trụ chúng ta đang ở có giới hạn hay không? GS.TS Trịnh Xuân Thuận cho rằng theo những nghiên cứu khoa học, cùng những trải nghiệm của ông đến thời điểm này thì vũ trụ không có giới hạn.

Một lãnh đạo nhà trường chia sẻ, trường xác định nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng của giáo dục đại học, cần được đầu tư, phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Nguồn lực quan trọng để thực hiện nhiệm vụ đó là con người – cán bộ, giảng viên và sinh viên của trường. Để chuẩn bị cho những kế hoạch khoa học, công nghệ thời gian tới, việc lắng nghe, học tập kinh nghiệm từ những người thầy, những nhà khoa học như GS.TS Trịnh Xuân Thuận là rất cần thiết.

Buổi giao lưu là cơ hội để cán bộ, giảng viên nhà trường học hỏi cách tư duy khoa học, phương pháp nghiên cứu; là nguồn cổ vũ tinh thần để cán bộ, giảng viên nhà trường tham gia nghiên cứu nghiêm túc, đóng góp cho tài sản trí tuệ của xã hội. 

GS.TS Trịnh Xuân Thuận ký tặng sách
GS.TS Trịnh Xuân Thuận ký tặng sách

GS.TS Trịnh Xuân Thuận là nhà nghiên cứu thiên văn học người Mỹ gốc Việt, là giáo sư giảng dạy tại Đại học Virginia (Mỹ) từ năm 1976, là giáo sư thỉnh giảng tại Viện Đại học Paris VII.

Ông đã truyền cảm hứng khám phá vũ trụ đến nhiều người qua các tác phẩm khoa học thường thức uyên bác và dễ hiểu. Nhiều tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Việt: Giai điệu bí ấn – Và con người đã tạo ra vũ trụ; Hỗn độn và hài hò;, Cái vô hạn trong lòng bàn tay; Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao; Vũ trụ và số phận của vũ trị - Big Bang và sau đó,…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.