Góp ý xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi): Nhiều quy định lỗi thời

GD&TĐ - Có nên bỏ quy định sản xuất phim phải có giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim hay không? Việc phân định trách nhiệm quản lý phát hành phim, trong đó, Bộ TT&TT chịu trách nhiệm nội dung phim phát hành trên mạng Internet có hợp lý không? Việc quy định tỷ lệ chiếu phim cho từng phòng chiếu theo khung thời gian: Tháng, quý, năm liệu có khả thi? Đó là những nội dung chính được đưa ra thảo luận tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý đề nghị xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi) do Bộ VH,TT&DL tổ chức, sáng 23/8, tại Hà Nội.

TS NSƯT Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh đến việc phân định trách nhiệm quản lý phát hành phim trong Luật Điện ảnh (sửa đổi). Ảnh: Bình Thanh
TS NSƯT Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh đến việc phân định trách nhiệm quản lý phát hành phim trong Luật Điện ảnh (sửa đổi). Ảnh: Bình Thanh

Lỗi thời, lạc hậu

Đánh giá về Luật Điện ảnh năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), các đại biểu đều đánh giá, luật đã tạo nên hành lang pháp lý quan trọng cho các chủ thể, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, tạo cơ sở để phát triển điện ảnh Việt Nam. Qua 12 năm thi hành Luật Điện ảnh, điện ảnh Việt Nam đã có nhiều bước tiến. Doanh thu điện ảnh trong những năm gần đây tăng trung bình từ 25 - 30% năm. Số lượng phim Việt Nam sản xuất ngày càng tăng, đặc biệt đa số được sản xuất bằng nguồn xã hội hóa.

Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, trong thời đại khoa học kỹ thuật bùng nổ, Luật Điện ảnh bộc lộ một số hạn chế, bất cập, lạc hậu không phù hợp với thực tế. Theo TS NSƯT Nguyễn Thị Thu Hà - Quyền Cục trưởng Cục Điện ảnh, vấn đề vi phạm bản quyền, cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh… với nhiều diễn biến tiêu cực, phức tạp mà luật chưa quy định, chưa có chế tài xử lý.

Thêm nữa, sự thay đổi phương thức thương mại cùng nhiều cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, các chính sách quản lý hiện nay đang hạn chế việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điện ảnh.

Các hoạt động cung cấp dịch vụ và sản xuất phim có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn do chưa thống nhất, đồng bộ với nhiều quy định khác, phát sinh giấy phép chồng chéo, gây mất thời gian cho doanh nghiệp, cho các nhà sản xuất. Trong khi đó, xu thế hợp tác làm phim đa quốc gia ngày càng phát triển, mang lại nhiều lợi ích, không chỉ riêng việc quảng bá du lịch, quảng bá hình ảnh quốc gia.

Đại diện Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp thì cho rằng, hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, một số hành vi vi phạm về phát hành phim, nhân bản và tàng trữ phim… không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, mức xử phạt thấp, chưa bảo đảm được tính răn đe.

Cùng với đó, mặc dù chủ trương xã hội hóa hoạt động điện ảnh đã được đề cập tại Luật Điện ảnh hiện hành song thực tế các nhà quản lý vẫn chưa sẵn sàng “san sẻ” quyền tự quyết cho các cơ sở điện ảnh.

Một số quy định của Luật Điện ảnh còn chưa bảo đảm tính khả thi, còn quá tập trung vào công tác quản lý Nhà nước mà chưa có các quy định cụ thể về biện pháp mang tính phát triển trong hoạt động điện ảnh.

Cần làm rõ nhiều nội dung

Góp ý cho dự thảo đề nghị xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi), các đại biểu đã nêu ra nhiều nội dung cần làm rõ. NSND Đặng Xuân Hải - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam nêu thực tế:

Trong đàm phán gia nhập WTO đã bỏ quy định hạn ngạch phim nhập khẩu, tạo điều kiện cho các công ty điện ảnh liên doanh với nước ngoài hiện nay thoải mái nhập phim vào Việt Nam và cùng với đó họ tăng tốc đầu tư xây dựng các cụm rạp hiện đại ở đô thị lớn để chiếu chủ yếu loại phim này.

Từ đó, ông kiến nghị: Để khắc phục lỗ hổng này, cần “gài” thêm vào Luật Điện ảnh (sửa đổi), hoặc văn bản có tính pháp quy hướng dẫn thi hành Luật một số quy định có tính “rào cản kỹ thuật” như có quy định các công ty nước ngoài phải đầu tư sản xuất phim tại Việt Nam về đề tài, vấn đề của Việt Nam; yêu cầu thực hiện đúng Luật Đầu tư khi thành lập; tăng dần tỷ lệ phim Việt chiếu rạp theo Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030…

Sau khi triển lãm tác phẩm thực kết thúc, công chúng vẫn có thể tiếp tục tìm hiểu và trải nghiệm trực tuyến 24 tác phẩm này qua phần mềm ứng dụng miễn phí sử dụng công nghệ tăng cường thực tế ảo (AR) cho điện thoại thông minh và máy tính bảng (sẽ được giới thiệu trên trang tin sự kiện Côn trùng vào ngày 11/9). 

TS Ngô Phương Lan, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và phát triển điện ảnh Việt Nam thì nhấn mạnh đến chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh với các nội dung: Về thành lập doanh nghiệp sản xuất phim, thành lập văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam tại nước ngoài là không thiết thực.

Theo TS Ngô Phương Lan, hiện nay số lượng doanh nghiệp điện ảnh được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim lên đến hơn 500 nhưng thực chất chỉ có khoảng 30 - 40 doanh nghiệp từng tham gia sản xuất phim, còn văn phòng đại diện tại nước ngoài thì số doanh nghiệp có nhu cầu hầu như chưa có.

Riêng về chính sách quản lý phát hành phổ biến phim, bà Lan cho rằng đây không thể gọi là chính sách mà là quy định, từ đó đặc biệt lưu ý việc cần xây dựng chính sách không chỉ đối với việc phát hành - phổ biến phim theo cách truyền thống (tại rạp, trên truyền hình) cũng không chỉ đối với phổ biến phim trên Internet và từ vệ tinh mà cần tính đến chính sách đối với các hình thức phát hành - phổ biến phim phi truyền thống theo các xu hướng tác động đến điện ảnh và truyền hình.

“Ví dụ dễ thấy nhất hiện nay là đối với các loại phim đang phổ biến tràn lan trên mạng Internet, thường gọi là web drama, Luật không hề điều chỉnh, cơ quan quản lý cũng “bỏ ngoài vòng tay” trong khi không ít web drama có số lượng lượt xem lên đến hàng chục triệu, gấp nhiều lần phim chiếu rạp. Vì vậy, Luật Điện ảnh sửa đổi cần nghiên cứu sâu hơn và đề ra những chính sách vừa phù hợp, vừa có tác dụng dự báo để điều chỉnh các hình thức phát hành - phổ biến phim phi truyền thống”, TS Ngô Phương Lan đề nghị.

NSƯT TS Nguyễn Thị Thu Hà thì nêu ra bất cập: chỉ riêng vấn đề khai thác, phổ biến phim trên môi trường mạng Internet, xem phim trên các thiết bị di động cá nhân là những nội dung chưa được đề cập đầy đủ trong Luật Điện ảnh.

Từ đó, bà Hà nhấn mạnh đến đề xuất quy định chi tiết thẩm quyền quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó quy định theo hướng phân cấp quản lý nội dung các phim phát triển trên internet phim khai thác từ vệ tinh, do các doanh nghiệp có máy chủ đặt tại Việt Nam và đăng ký kinh doanh tại địa phương phát hành.

Quy định Bộ TT&TT quy định áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng thời bổ sung chế tài trong các văn bản quy phạm pháp luật để kiểm soát việc tuân thủ các quy định về kiểm soát nội dung phim theo hệ thống pháp luật Việt Nam đối với các nhà phát hành có hệ thống máy chủ đặt tại nước ngoài. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ em thường học các chuẩn mực và đặc điểm tính cách từ cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Dạy con hiểu giá trị của gia đình

GD&TĐ - Nhiều bậc cha mẹ thấm nhuần giá trị tốt đẹp của gia đình vào con cái để giúp con phát triển thành những công dân tốt, có trách nhiệm.