Góp phần nâng cao việc xây dựng dân chủ trong nhà trường

GD&TĐ - Sau khi tham khảo Dự thảo Thông tư quy định về Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông được Bộ GD&ĐT công bố hồi đầu tháng 2/2018, thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn, Trường Tiểu học Bình Hòa, quận Bình Thạnh, TPHCM đã có những đồng tình và cho rằng, Dự thảo Chuẩn hiệu trưởng đã góp phần nâng cao xây dựng dân chủ trong nhà trường, đổi mới phương pháp đánh giá, xếp loại.

 Góp phần nâng cao việc xây dựng dân chủ trong nhà trường

Trao quyền tự chủ cho hiệu trưởng

Vấn đề tự chủ ở trường phổ thông đã được đề cập từ nhiều năm qua, trong đó có chủ trương tự chủ về chương trình, kế hoạch hoạt động… Tuy nhiên, việc thực hiện vấn đề tự chủ này ở các trường vẫn chưa thực sự được chủ động. Với Dự thảo Chuẩn hiệu trưởng, đã thay cụm từ “năng lực quản lý nhà trường” thành “năng lực quản trị nhà trường” cho thấy về tầm quan trọng, vai trò của hiệu trưởng trong việc xây dựng và tổ chức các hoạt động dạy học cũng như đê ra các kế hoạch, phương hướng trong giáo dục học sinh.

Việc trao quyền tự chủ đối với nhà trường, trao quyền cho hiệu trưởng các trường công lập được xem là bước đi tất yếu trong việc đổi mới công tác quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học hiện nay.

Xây dựng dân chủ trong nhà trường

Hiện nay quy chế dân chủ cơ sở (do Chính phủ ban hành) được áp dụng cho tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có cơ sở giáo dục công lập. Điều này là đúng nhưng chưa mang đặc tính riêng cho ngành Giáo dục. Thiết nghĩ, từ quy chế dân chủ do Chính phủ ban hành cần nghiên cứu để đưa ra quy chế dân chủ áp dụng cho các cơ sở giáo dục - biện pháp giúp cán bộ quản lý thực hiện dân chủ trong đơn vị phụ trách và đồng thời giáo viên, nhân viên thuộc quyền căn cứ vào đó để đòi hỏi quyền lợi và để chu toàn trách nhiệm.

Chuẩn hiệu trưởng (dự thảo) đã xây dựng hẳn thành tiêu chuẩn 4. Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ đòi hỏi hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nếp sống văn hóa trong nhà trường chuẩn mực, bền vững. Trong đó yêu cầu hiệu trưởng tạo điều kiện cho các chủ thể, cá nhân trong nhà trường tham gia, giám sát và có ý kiến về các hoạt động giáo dục.

Đổi mới phương pháp đánh giá, xếp loại

Có thể nói việc ban hành Thông tư 29 và Thông báo số 630 đã hướng dẫn rất đầy đủ, chi tiết việc đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Bên cạnh, hai văn bản trên của Bộ GD&ĐT cũng nêu ra quy trình các bước của việc đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

Nhìn chung, quy trình đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là rất chặt chẽ, nghiêm túc, đầy đủ và khách quan. Nhưng, đa số giáo viên vì muốn được “an toàn” cho bản thân và họ cũng chẳng quan tâm cho lắm việc đánh giá và xếp loại này nên hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đánh giá bao nhiêu điểm và xếp loại gì chăng nữa thì họ cũng đều giơ tay đồng ý.

Nhưng với Chuẩn hiệu trưởng đang dự thảo, việc đánh giá hiệu trưởng phổ thông sẽ sử dụng các nguồn thông tin ngoài việc lấy ý kiến của tập thể giáo viên, nhân viên trong trường còn có ý kiến của cha mẹ học sinh, cộng đồng. Do đó, hiệu trưởng phải xây dựng môi trường quản lý một cách hiệu quả, tạo ra “kết quả” giáo dục tốt để cha mẹ học sinh đồng thuận và thu hút sự quan tâm của chính “khách hàng” đó chính là cha mẹ các em.

Việc đánh giá cũng không dựa trên điểm số (thang điểm 10) mà dựa trên các mức đạt được. Mỗi tiêu chí được đánh giá thành 3 mức phát triển năng lực, thấp nhất là đạt chuẩn mức 1 và cao nhất là đạt chuẩn mức 3. Đòi hỏi hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải đưa ra các minh chứng cho từng tiêu chuẩn để giáo viên, cha mẹ học sinh dựa trên những căn cứ xác thực để đánh giá mức đạt được của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng.

Ý kiến đề xuất:

1/ Để đẩy mạnh tính dân chủ, công khai trong nhà trường, trước khi tổ chức đánh giá, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng cần công khai các minh chứng cho từng tiêu chuẩn trên website của nhà trường để các thành viên trong nhà trường cũng như cha mẹ học sinh có thời gian đọc trước khi tiến hành đánh giá.

2/ Trong các phiếu đánh giá (các mẫu phụ lục) do có một số mục người đánh giá phải điền các thông tin cũng như ghi các nhận xét, theo tôi để tiết kiệm chi phí trong việc in ấn (vì không chỉ lấy thông tin từ giáo viên, nhân viên nhà trường mà còn lấy ý kiến của cha mẹ học sinh) và thời gian phát phiếu đánh giá cần tổ chức đánh giá trực tuyến. Điều này, góp phần xây dựng yếu tố khách quan và các cấp quản lý cũng có thể tổng hợp số liệu, thông tin đánh giá nhanh và chính xác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.