Người dân chung cư hoang mang khi phường cho phép đoàn người từ vùng dịch vào ở

GD&TĐ - Phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội cho rằng 6 người di chuyển từ TP.HCM sau khi địa phương này có lệnh giãn cách theo Chỉ thỉ 16 của Chính phủ, đến ở tại chung cư Gelexia Reverside là không vi phạm?

Người dân khu chung cư Gelexia Reverside (885 Tam Trinh, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) đang lo lắng vì phường cho phép 6 người đến từ vùng dịch TP.HCM đến tạm trú.
Người dân khu chung cư Gelexia Reverside (885 Tam Trinh, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) đang lo lắng vì phường cho phép 6 người đến từ vùng dịch TP.HCM đến tạm trú.

“Trốn” khỏi thành phố sau lệnh giãn cách?

Theo thông tin phản ánh của cư dân sinh sống tại Đơn nguyên 2, tòa CT1, chung cư Gelexia Reverside (885 Tam Trinh, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội), cho biết: Ngày 17/7/2021, họ phát hiện một đoàn gồm 6 người từ vùng dịch TP.HCM chuyển đồ đạc vào “tá túc” tại khu chung cư này sau khi có lệnh giãn cách của TP.HCM.

Theo đó, từ 0h ngày 9/7/2021, TP.HCM đã thực hiện giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân ra vào thành phố, mọi người dân phải ở nguyên tại chỗ không được di chuyển đến địa phương khác để đảm bảo không lây lan dịch bệnh. Thế nhưng, không hiểu bằng cách nào, 6 người trên đã di chuyển khỏi TP. HCM ra tới Hà Nội vào ngày 17/7/2021.

Mặc dù ngày 17/7, 6 người trên mới có mặt tại Hà Nội, nhưng ngày 16/7, người thân của họ đã ra phường hỏi thủ tục và khai báo y tế.

Sau khi biết nhóm người trên đến từ TP.HCM, người dân và bảo vệ chung cư đã chặn lại không cho vào. Tuy nhiên, cán bộ y tế phường Yên Sở đã gọi điện yêu cầu cho những người này vào cư trú.

Trong khi ngày 14/7/2021, ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo lập 22 chốt kiểm dịch tại cửa ngõ Thủ đô Hà Nội. Theo đó, mọi phương tiện vào thành phố đều phải dừng lại để tài xế, hành khách đo thân nhiệt, khai báo y tế, xét nghiệm nhanh COVID-19 những trường hợp nghi ngờ, khử trùng trong trường hợp cần thiết, kiểm tra, đối chiếu kết quả xét nghiệm.

Đối với các phương tiện vận tải hành khách công cộng đường bộ từ 14 tỉnh, thành phố có dịch bệnh: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, Phú Yên, Đăk Lăk, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam (các tỉnh, thành phố khác phát sinh tình hình dịch bệnh phức tạp thì tiếp tục áp dụng khi có thông báo của Bộ Y tế và chỉ đạo của TP) yêu cầu quay đầu, không được di chuyển vào Hà Nội.

Trừ trường hợp xe hợp đồng chuyên gia, cán bộ, công nhân viên, người lao động của các cơ quan, khu công nghiệp, khu chế xuất, trường hợp công dân hết cách ly tại các tỉnh trở về Hà Nội nhưng phải có quyết định kết thúc cách ly, trường hợp không có quyết định kết thúc cách ly phải giữ lại, phối hợp lực lượng y tế đưa về trụ sở chính quyền gần nhất để xác minh, làm rõ.

Nhận thấy việc nhóm người nêu trên di chuyển khỏi TP.HCM sau lệnh giãn cách là vi phạm Chỉ thị 16 của Chính phủ, nên cư dân đã có đơn đề nghị UBND phường Yên Sở  đưa những người này đi cách ly tập trung để đảm bảo không lây lan dịch bệnh cho cư dân, nếu không may những người này bị nhiễm COVID-19.

Phường đồng ý cho người từ vùng dịch đến tạm trú

Tuy nhiên, ông Cao Quang Quyến  - Phó Chủ tịch UBND phường Yên Sở lại cho rằng, theo Công văn số 5389/BYT-MT, Công văn số 219/SYT-NVY về việc giám sát người về từ vùng dịch, Công điện số 14/CĐ - UBND, số 15/CĐ - UBND Thành phố, các trường hợp trên đã thực hiện đúng các quy định về phòng chống dịch COVID-19 đối với người từ vùng dịch ra Hà Nội.

Cụ thể, đã khai báo y tế và xuất trình kết quả xét nghiệm ngày 14/7/2021 tại TP.HCM và có kết quả xét nghiệm âm tính (test nhanh) vào ngày 17/7/2021 tại Hà Nội.

Trong thông báo số 462/TB-UBND do ông Cao Quang Quyến - Phó Chủ tịch UBND phường Yên Sở ký, đã khẳng không có cơ sở để xác định 6 người di chuyển từ TP.HCM sau lệnh giãn cách là vi phạm Chỉ thị 16 của Chính phủ.

Trong thông báo số 462/TB-UBND do ông Cao Quang Quyến - Phó Chủ tịch UBND phường Yên Sở ký, đã khẳng không có cơ sở để xác định 6 người di chuyển từ TP.HCM sau lệnh giãn cách là vi phạm Chỉ thị 16 của Chính phủ.

Do đó, UBND phường Yên Sở cho rằng không có cơ sở để xác định những người này vi phạm Chỉ thị 16, cũng không có cơ sở đưa họ ra khỏi chung cư theo đề nghị của các cư dân.

Văn bản trả lời của UBND phường Yên Sở thể hiện quan điểm hoàn toàn trái ngược với chủ trương phòng chống dịch của Chính phủ và UBND TP Hà Nội. Phải chăng lãnh đạo phường Yên Sở đang không hiểu điểm cốt lõi trong phòng chống dịch là: Không được phép để người từ vùng dịch di chuyển đến vùng khác?

Chính phủ phải ra Chỉ thị 15, 16, 17 để các địa phương có cơ sở để thực hiện giãn cách người với người; nhà với nhà; xã, phường với xã, phường; quận, huyện với quận, huyện; tỉnh, thành phố với tỉnh, thành phố.

Trên thực tế, tình hình dịch bệnh căng thẳng, nguy hiểm đến mức, TP HCM phải ra quyết định áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Còn tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP cũng chỉ đạo lập 22 chốt chặn kiểm soát người từ các tỉnh vùng dịch ở các cửa ngõ của Thủ đô. 

Tất cả các biện pháp này nhằm ngăn chặn những người từ vùng dịch di chuyển làm lây lan dịch bệnh cho các vùng dân cư khác. Vậy tại sao UBND phường Yên Sở lại chấp nhận cho nhóm người từ vùng dịch đến lưu trú?  

Hơn nữa, trước khi đến ở trên địa bàn phường, những người trên đã thông báo trước với UBND phường Yên Sở, nhưng phường đã không đưa ra biện pháp quyết liệt mà lại đồng ý cho họ đến cư trú?

Đặc biệt, họ là những người rời khỏi vùng dịch khi địa phương đã thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ mà không có lý do chính đáng. Thế nhưng, phường Yên Sở vẫn cho rằng không có cơ sở để xác định họ vi phạm?

Người dân cho rằng, việc UBND phường Yên Sở để người từ vùng dịch đến lưu trú cùng với hàng trăm hộ dân trong một tòa chung cư là hành động đẩy cư dân nơi đây vào tình thế nguy hiểm. Bởi, chỉ cần một trong số những người này nhiễm COVID-19 thì nguy cơ người dân sống tại Đơn nguyên 2, tòa CT1, chung cư Gelexia Reverside  bị nhiễm bệnh là rất cao.

Trước đó, tháng 5/2021, liên quan đến chùm ca bệnh COVID-19 tại Công ty T&T, cư dân nơi đây đã bị phong tỏa trong thời gian dài, khiến cuộc sống bị đảo lộn và sống trong cảnh nơm nớp lo sợ. Nay lại thêm 6 trường hợp đến tạm trú, đã khiến người dân khu chung cư nay một lẫn nữa “mất ăn, mất ngủ”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Đường đi của thịt thối

GD&TĐ - Hôm đầu tháng 1/2025, lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Phước đã bắt giữ một vụ vận chuyển thịt thối vào TPHCM.