Góc nhìn từ giao thông trên cao

GD&TĐ - Skyway là tập đoàn đầu tư về công nghệ giao thông đường sắt trên không của quốc gia Belarus, Nga. Mới đây, tập đoàn này đã có cuộc hội thảo giới thiệu công nghệ Skyway này tại Hà Nội.

Skyway - công nghệ giao thông mới đã có 40 năm nghiên cứu
Skyway - công nghệ giao thông mới đã có 40 năm nghiên cứu

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải (GTVT): Đây là công nghệ hết sức mới mẻ, cần thời gian để theo dõi, nếu được như hiệu năng công bố thì tác dụng rất tốt cho giao thông trong bối cảnh bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Skyway hấp dẫn đến đâu?

Giói thiệu với các chuyên gia, các nhà khoa học của Trường Đại học GTVT, đại điện của Tập đoàn Skyway cho biết: Công nghệ Skyway cho phép nhiều loại hình vận tải là giải pháp mới giao thông toàn cầu của Nga, sau 40 năm nghiên cứu đã được nhiều quốc gia (Nga, Úc, Ấn độ, Malaysia, Philippines, khối Ả Rập, Argentina, Thái Lan...) nghiên cứu ứng dụng tại thời điểm này. Đây là giải pháp giao thông sử dụng năng lượng tái tạo, giá thành xây dựng rẻ hơn so với bất cứ các loại hình giao thông nào hiện nay. Tốc độ thi công nhanh, cước vận chuyển rẻ, an toàn và tiện lợi, xây dựng trên mọi địa hình..., không gây ô nhiễm môi trường.

Ông Phạm Văn Thắng, đại diện cổ đông cho Skyway tại Việt Nam cho biết thêm: Công nghệ Skyway là giải pháp năng lượng tái tạo, có thể xây dựng trên mọi địa hình khác nhau, từ đô thị đến miền núi, miền biển, đã được nhiều quốc gia như: Nga, Úc, Ấn Độ, khối Ả Rập ký kết hợp tác ứng dụng. Đây cũng là giải pháp có tốc độ thi công nhanh, giá thành xây dựng rẻ. Chi phí cho 1 km đường tuỳ thuộc địa hình và tính năng chỉ từ khoảng 2 - 6 triệu USD (không tính phương tiện).

Tại Việt nam, Skyway đã ký thỏa thuận hợp tác và triển khai xây dựng ở một số địa điểm tại phía Hà Nội. Tập đoàn này cũng đang có những bàn thảo và chiến lược phát triển cho khu vực Tây Nguyên. Trước áp lực giao thông đô thị ngày càng tăng, giao thông trên cao là giải pháp hợp lý vừa tiết kiệm chi phí và lại bảo vệ môi trường.

Tại hội thảo được Skyway và Trường Đại học GTVT vừa tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học GTVT, cho rằng: Hạ tầng giao thông của Việt Nam đang nhu cầu vận tải ngày càng tăng, Skyway là công nghệ mới hội tụ đầy đủ yếu tố của loại hình giao thông tiên tiến trong thời đại công nghệ 4.0.

Với những tính năng ưu việt mà công nghệ Skyway đem lại như: Giảm thời gian vận chuyển, giảm ách tắc giao thông, nếu được như hiệu năng công bố là rất tốt. Thời gian tới đây, Trường Đại học GTVT và Tập đoàn Skyway sẽ ký kết hợp tác để cùng nghiên cứu ở Việt Nam.

Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đang chạy thử nghiệm
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đang chạy thử nghiệm

Lời giải cho giao thông công cộng

Tốc độ đô thị hóa và sự gia tăng cơ học về dân số khiến hệ thống giao thông tại các thành phố lớn ở nhiều quốc gia quá tải dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Để giải quyết vấn đề này, một số quốc gia trên thế giới đã xây dựng vào đưa vào sử dụng hệ thống giao thông trên cao.

Trong một đô thị hiện đại, giao thông trên cao đã cho thấy sự tiện lợi, thẩm mỹ cao và quan trọng hơn đây là giải pháp hữu hiệu vào thời điểm này. Có thể thấy loại hình Skytrain (đường sắt trên cao) đã xuất hiện ở nhiều quốc gia có nền khoa học kỹ thuật phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Canada.

Ở Việt Nam, những tuyến đường sắt trên cao đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội. Tuyến đầu tiên là đường sắt Cát Linh – Hà Đông do nhà thầu Trung Quốc thực hiện đã hoàn thành sau nhiều lần trễ hẹn. Có chiều dài hơn 13km, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa. Tới đây, người dân sẽ được trải nghiệm và xác thực khi tuyến đường sắt hiện đại này chính thức đưa vào khai thác.

Tương tự, tuyến thứ 2 là tuyến Nhổn - ga Hà Nội do tư vấn Pháp thực hiện có chiều dài 12,5 km, gồm 8,5 km trên cao và 4 km đi ngầm, đi qua quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm. Dự án được khởi công từ tháng 9/2010, công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2017. Tuy nhiên, đầu năm 2017 TP Hà Nội xin lùi tiến độ đến sau năm 2021.

Skytrain là loại hình giao thông trên cao đã được kiểm chứng và triển khai rộng ở nhiều quốc gia. Skyway của thời 4.0 công nghệ mới hiện đại với những tính năng ưu việt tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường đều có sức hấp dẫn mới lạ nhưng lại chưa được đưa vào ứng dụng rộng rãi. Cả hai đều là lời giải tốt cho giao thông đô thị thời 4.0, vấn đề là lựa chọn loại hình nào để phù hợp và hiệu quả. Nói như PGS.TS Nguyễn Thanh Chương: Cần có thời gian kiểm chứng và đánh giá chất lượng.

Ông Phạm Văn Thắng: Skyway cũng giống như đường sắt truyền thống chỉ khác nó sẽ được treo trên không. Tất cả những đổi mới đều nằm bên trong và ở phần trên của đường ray này có các dây căng bằng cách kéo dài và làm bằng dây thép chất lượng cao.

Các dây treo được cố định cùng với đường ray trên các giá đỡ được lắp đặt sau mỗi 3 km chiều dài, và được hỗ trợ bởi các bộ đệm trung gian được bố trí trong mỗi 50 mét. Đường ray hệ thống Skyway có đặc tính chịu được cường độ lực cao, độ cứng, tính cân bằng, thích ứng với sản xuất và lắp ráp đơn giản, tiêu thụ nguyên liệu thấp và phạm vi nhiệt độ hoạt động rộng. Do chạy trên cao nên Skyway loại bỏ nguy cơ va chạm với người đi bộ và những trở ngại khác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ