Gỡ khó từ chọn nghề đào tạo cho lao động nông thôn

GD&TĐ - Sau 10 năm thực hiện đề án 1956 “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 – 2020”, bên cạnh kết quả tích cực với khoảng 80% lao động nông thôn sau học nghề đã có việc làm, hoặc vẫn làm nghề cũ nhưng cho năng suất cao hơn, vẫn còn một số mô hình chưa hiệu quả, cần được thay đổi trong thời gian tới.

Thông qua các lớp đào tạo nghề, nhiều LĐNT đã có việc làm cho năng suất cao hơn
Thông qua các lớp đào tạo nghề, nhiều LĐNT đã có việc làm cho năng suất cao hơn

Khó khăn đầu ra cho sản phẩm

Theo phản ánh, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) tại các địa phương nói chung và tỉnh Điên Biên nói riêng, thời gian qua, bên cạnh những mô hình hiệu quả, vẫn còn một số mô hình kém hiệu quả. Cụ thể, ở huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ, một số LĐNT sau khi học nghề trồng nấm, đã đầu tư và bước đầu thành công, nấm sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, sản phẩm làm ra chỉ bán được rất ít. Việc này khiến người nông dân thu không đủ chi, đành phải bỏ nghề giữa chừng, gây lãng phí về đào tạo và thời gian và phát sinh những hệ lụy ngoài mong muốn.

Theo ông Đào Văn Tiến – Vụ trưởng Vụ Đào tạo Thường xuyên, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, vấn đề nêu trên khá phổ biến, đặc biệt ở các vùng nông thôn miền núi, vùng khó khăn, kinh tế kém phát triển. Tại Điện Biên, khi đưa nghề trồng nấm vào đào tạo, người nông dân rất phấn khởi, vì là nghề mới.

Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lại chưa được tính đến, vì vậy khi sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Tương tự, một số mô hình ở các địa phương khác như nuôi cua ở Thanh Hóa, cạo mủ cao su ở Tây Nguyên, trồng thanh long ở Bà Rịa – Vũng Tàu… Khi học nghề và sản xuất không tính đến thị trường đầu ra, người nông dân không có việc làm.

Ông Tiến cho rằng, đầu ra của sản phẩm là phải đáp ứng nhu cầu việc làm, tuy nhiên trong những năm đầu thực hiện đề án, tại các vùng nông thôn miền núi, vùng khó khăn, kinh tế kém phát triển, doanh nghiệp chưa tạo được nhiều việc làm. Người dân học nghề xong, làm nghề tốt, sản phẩm đạt năng suất, chất lượng nhưng lại khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân bị đình trệ gây tác động ngược. Đây là những hạn chế, tồn tại cần được khắc phục trong giai đoạn tới.

Đào tạo gắn với chuỗi giá trị mới

Trao đổi về những khó khăn trong đào tạo nghề cho LĐNT, ông Nguyễn Xuân Trường – Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Quốc Oai, Hà Nội cho biết: Tình hình dịch bệnh, thiên tai diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề đào tạo liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Trên địa bàn huyện cũng chưa có doanh nghiệp ký hợp đồng tuyển dụng, hoặc bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho bà con nông dân. Một số doanh nghiệp chưa hợp tác với cơ quan chức năng để đào tạo nghề cho LĐNT tại các vị trí việc làm yêu cầu phải qua đào tạo, do phải trả lương cao hơn ít nhất 7% so với lao động không qua đào tạo…

Công tác đào tạo nghề ở một số địa phương còn chưa hiệu quả, nguyên nhân do quá trình tổ chức chưa đúng theo tinh thần của Đề án 1956, chỉ đào tạo nghề khi có địa chỉ việc làm hoặc đầu ra cho sản phẩm. Đào tạo nghề cho LĐNT cũng chưa gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương và cũng chưa tổ chức liên kết để bao tiêu sản phẩm cho LĐNT.

Đánh giá kết quả 10 năm thực hiện cũng cho thấy, việc lựa chọn các nghề đào tạo nông nghiệp còn dàn trải, chưa bám sát nhu cầu học nghề của nông dân để hướng tới làm nông nghiệp hiện đại. Vấn đề này đã được Bộ NN&PTNT chỉ ra nhằm khắc phục hạn chế và thúc đẩy gắn đào tạo nghề nông nghiệp theo vị trí việc làm trong doanh nghiệp. Gắn sản phẩm với hợp tác xã và chuỗi giá trị sản phẩm, phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đưa khoa học kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm như: Vốn, giống cây trồng, đầu ra cho sản phẩm… Khi đó, đào tạo sẽ giúp cho người nông dân áp dụng hiệu quả những kiến thức đã học vào tổ chức sản xuất kinh doanh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.