Giúp học sinh gỡ rối khi gặp bài lạ trong đề thi

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trong đề thi việc dạng bài lạ có đề là điều không tránh khỏi do đó, học sinh nếu không bình tĩnh sẽ bị rối và hoảng trong quá trình làm bài.

Học sinh Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) cùng nhau học nhóm để hỗ trợ cho nhau. Ảnh Ngô Chuyên.
Học sinh Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) cùng nhau học nhóm để hỗ trợ cho nhau. Ảnh Ngô Chuyên.

Gỡ rối khi gặp bài lạ trong đề

Mặc dù đã trải qua nhiều kỳ thi học sinh giỏi khá áp lực và căng thẳng, tuy nhiên quá trình luyện đề giai đoạn đầu khi gặp phải câu hỏi lạ, nữ sinh Mã Thị Thu Trang, lớp 12A1, Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) cũng bị rối thậm chí là hoang mang.

Trang chia sẻ: “Lúc đó, em bị rối, hoảng, mất tập trung thậm chí mất rất nhiều thời gian ở câu đó. Sau gần một tháng luyện đề, em thấy nếu để kéo dài tình trạng này sẽ không ổn. Vì vậy, em đã cố cân bằng tâm lý, những câu khó sẽ tìm và nghiên cứu các lý thuyết liên quan để giải”.

Trang cho biết thêm, hiện tại lộ trình học và ôn luyện của em đang nằm trong kế hoạch. Vì vậy, Trang đang tập trung luyện đề nhằm giúp bản thân thành thạo các kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm, kiểm soát thời gian trong quá trình làm bài sao cho hiệu quả.

Trang ví dụ: “Đối với đề Toán những câu dễ từ câu 1 đến 40, em cố gắng làm trong thời gian 30-40 phút. 10 câu phân loại còn lại, em sẽ dành 30 - 40 phút để làm. Đặc biệt, em dành 10 phút để kiểm tra lại toàn bộ bài làm của mình, hạn chế những lỗi sai ngớ ngẩn”.

Đồng quan điểm với nữ sinh Trang, em Phương Thị Hồng Thuý - học sinh lớp 12C, Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) chia sẻ: “Hiện tại ngoài học trên lớp, giờ tự học buổi chiều và tối thầy cô cũng hỗ trợ, đồng hành với chúng em để chúng em không bị sao nhãng trong việc học. Bên cạnh, là học sinh nội trú, việc học tập chúng em cũng bảo ban nhau cố gắng, nỗ lực để đạt được mục tiêu mà mình đề ra”.

“Mặc dù học nội trú, phải sống xa gia đình, tuy nhiên được sự quan tâm, chăm sóc của thầy cô từ sinh hoạt hàng ngày cho đến việc học và hỗ trợ xây dựng kế hoạch ôn tập nên em khá yên tâm”, em Phương Thị Hồng Thuý - học sinh lớp 12C, Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn chia sẻ.

Thi sớm không ảnh hưởng đến tâm lý học sinh

Em Hoàng Mạnh Đạt, học sinh 12 C3, Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn, hiện đã hoàn thành hết chương trình lớp 12.

“Để tự đánh giá năng lực của mình, em đã lấy đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT tự bấm giờ và làm như khi đi thi thực. Sau khi làm xong, em có nhờ cô giáo chấm, với tổ hợp khoa học xã hội em làm được khá ổn. Vì vậy, em đang cố gắng học để duy trì phong độ này đến khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT”, Mạnh Đạt nói.

Mạnh Đạt chia sẻ thêm: “Em dự kiến xét tuyển vào Trường ĐH Luật Hà Nội, vì điểm chuẩn trường này khá cao, do đó em khá áp lực, nếu không duy trì được phong độ học cũng như cách làm bài tốt thì cơ hội vào trường sẽ bị hẹp lại. Do đó, quá trình luyện đề em rèn cho bản thân kỹ năng làm bài cẩn thận hơn, không để lỗi sai cơ bản. Đối với câu hỏi mới em sẽ được tiếp xúc với cách làm đề.

Đối với những phần kiến thức nâng cao có nhiều kiến thức mới, một lúc không thể tiếp thu ngay do đó, em sẽ tận dụng các học các phương pháp nghiên cứu trên mạng, tận dụng tối đa thời gian mình để học”.

Em Hoàng Mạnh Đạt (bên phải), lớp 12 C3 và em Hoàng Quốc bảo, lớp 12D, Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn đang cùng nhau học nhóm. Ảnh Ngô Chuyên.

Em Hoàng Mạnh Đạt (bên phải), lớp 12 C3 và em Hoàng Quốc bảo, lớp 12D, Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn đang cùng nhau học nhóm. Ảnh Ngô Chuyên.

Còn Hoàng Quốc bảo - học sinh lớp 12D, Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn cho biết, mỗi ngày sẽ dành cho bản thân 4 tiếng vào buổi tối để luyện đề, thời gian tối sẽ yên tĩnh cho em tập trung cao độ nhất.

Bên cạnh đó, thầy cô đồng hành luôn trợ giúp cho em trong quá trình tự học gặp khó khăn có thể nhắn tin, gọi điện hoặc trực tiếp gặp thầy cô trao đổi”.

“Năm nay kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra sớm hơn 2 tuần em thấy như vậy có thể giảm bớt áp lực, giúp chúng em tập trung hơn trong quá trình làm bài. Bên cạnh đó, quá trình học năm cuối này chúng em không phải chịu tác động của đại dịch Covid-19 nữa, thời gian chúng em tập trung ôn tập cũng tốt hơn do vậy thi sớm rất hợp lý”, Hoàng Quốc bảo - học sinh lớp 12D, Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...