“Giữ nhịp” học cho trò sau Tết

GD&TĐ - Sau kỳ Nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều địa phương mở cửa trường học. Lo lắng học sinh học tập “chệch choạc” , nhiều giáo viên đã có cách làm sáng tạo nhằm ổn định và “giữ nhịp” học của học trò.

Lớp học của cô Lê Thị Hồng An khi còn dạy học trực tiếp. Ảnh: NVCC
Lớp học của cô Lê Thị Hồng An khi còn dạy học trực tiếp. Ảnh: NVCC

Để học sinh không "chệch choạc"

27 năm đứng trên bục giảng, cô Lê Thị Hồng An – giáo viên Trường tiểu học Thành Công A (Ba Đình, Hà Nội) nhận thấy, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, một số học sinh có biểu hiện “chệch choạc” trong học tập.

Để “giữ nhịp” học cho học trò, cô An bật mí: buổi học đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, giáo viên nên dành khoảng 30 phút để cô – trò nói mọi chuyện liên quan Tết. Cũng là những câu chuyện liên quan đến Tết, nhưng giáo viên nên dành khoảng 15 phút để kể những câu chuyện đan xen với học tập và kế hoạch hoàn thành các môn học và khéo léo đẩy trẻ vào nếp theo ý mình.

Cùng với đó, giáo viên nên có những phần thưởng để khích lệ học sinh trong học tập. Hỗ trợ kịp thời những bạn còn hổng kiến thức. “Giống như bà mối, khi học sinh có biểu hiện nhàm chán, thì cần thay đổi phương pháp. Dạy học là cả một nghệ thuật. Khi học sinh yêu cô thì các bạn ấy sẽ làm theo” – cô An bộc bạch.

Theo cô Nguyễn Thị Như Thảo – giáo viên Trường tiểu học & THCS Vạn Thành (Vạn Ninh, Khánh Hoà), Tết Nguyên đán là kì nghỉ mà học sinh được nghỉ ngơi, vui chơi và tạm gác qua chuyện học tập.

Sau kỳ nghỉ Tết, học sinh cũng quay về với nhịp sống hằng ngày, tiếp tục cắp sách đến trường, tiếp tục hành trình học tập. Vậy làm thế nào để giữ được “nhịp” học là việc không dễ. Đặc biệt là học sinh cuối cấp sắp phải tham gia thi tuyển vào lớp 10 nên vấn đề về tâm lí lại càng lớn.

Năm 2021 qua đi với nhiều biến động do dịch Covid-19, nên hầu hết các địa phương phải tổ chức dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, sau Tết dự kiến các địa phương sẽ mở cửa trường học, đón học sinh trở lại học trực tiếp. Hai phương thức học khác nhau nên lượng kiến thức cũng khác nhau.

Chính vì vậy, bản thân các em cần có phương pháp học tập hiệu quả, bắt kịp với tiến độ học tập; đặc biệt để tham gia kỳ thi tuyển cuối cấp vào lớp 10. Điều quan trọng hơn hết là, các em cần phải có mục tiêu học tập sáng suốt, đúng đắn. Kèm theo đó, các em cần có thói quen đặt cho mình thời gian biểu trong ngày để rèn tính tự giác hơn trong học tập.

Điều thiết yếu là tinh thần thật thoải mái thì việc học mới đạt hiệu quả. Thực tế, nhiều học sinh có thói quen ngủ muộn và thức dậy muộn. Điều này làm ảnh hưởng đến tinh thần học tập. Vì thế, ngay từ bây giờ các em cần rèn cho bản thân thói quen ngủ sớm và dậy đúng giờ. Điều đó sẽ giúp các em có trạng thái phấn khởi, thoái mái khi đến lớp. Khi đó các em sẽ tập trung nghe thầy cô giảng và dễ hiểu bài hơn.

Duy trì thói quen học tập

Cô Nguyễn Thị Như Thảo
 Cô Nguyễn Thị Như Thảo

Theo kinh nghiệm của cô Thảo, sau mỗi giờ học trên lớp, các em dành ra 2 – 3 tiếng đồng hồ để ôn lại các kiến thức đã học, làm thêm bài tập sách giáo khoa và những bài tập nâng cao để cải thiện kĩ năng cho bản thân.

Cố gắng rèn luyện tính kiên nhẫn bằng cách đọc sách, bởi vì sách sẽ mang lại cho các em nhiều bài học quý giá, những kiến thức mà các em có thể chưa được học qua chương trình trong sách giao khoa.

Ngoài ra, để có hứng thú cho việc học tập, các em cần có một góc học tập ngăn nắp, gọn gàng, cất đi những vật dụng không cần thiết, ít dùng đến, những thứ ảnh hưởng đến sự tập trung khi học. Cũng có thể mua thêm một vài chiếc bút xinh xắn, những vật dụng ngộ nghĩnh, dễ thương,… để trang trí thêm cho góc học tập. Tuy đơn giản nhưng cũng đủ để các em cảm thấy hào hứng hơn, thêm quyết tâm hơn và cảm thấy thích thú khi ngồi vào học.

Bên cạnh việc học, các em cũng dành riêng ngày cuối tuần để thư giản, vui chơi, giải strees để tinh thần thoải mái và không bị căng thẳng hay áp lực trong học tập.

“Đó là những kinh nghiệm giúp các em giữ vững được nhịp học sau kì nghỉ Tết. Đồng thời, nâng cao thành tích học tập. Các em cũng nên chủ tìm ra những phương pháp hữu ích cho bản thân tiến bộ mỗi ngày. Với học sinh lớp 9, các em cần nỗ lực nhiều hơn để bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 và định hướng cho bản thân trên con đường học tập” – cô Thảo trao đổi.

Thầy Nông Ngọc Trọng – giáo viên Trường THPT An Mỹ (Thủ Dầu Một, Bình Dương) – chia sẻ, trong thời gian nghỉ Tết, học sinh cố gắng giữ “nhịp” học tập bằng việc: Duy trì thói quen mở sách vở mỗi ngày vào những khung giờ nhất định như: sáng – 10 giờ; chiều – 16 giờ và tối – 21 giờ… “Đọc một ít, thực hành một chút sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức” – thầy Trọng chia sẻ.

Cũng theo thầy Trọng, các em nên giữ “nhịp” bằng việc hình thành lối đọc nhanh, xem nhanh, tranh thủ “đá qua” các nội dung học tập, trong đó có bài học và những nội dung liên quan.

Theo thầy Trọng, các em nên tự đề ra mục tiêu: mỗi ngày tự ôn kiến thức 2 môn học. Em đem các bài tập thầy cô đã giáo để làm dần mỗi ngày. Cũng nên thành lập các nhóm zalo học tập, cùng nhau giải bài tập, làm bài trắc nghiệm… Để tránh nhàm chán, các em có thể giải trí bằng cách chơi game online như là “tự thưởng” cho bản thân khi học xong 1 bài học…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.