Giới tính thai nhi được xác định thời điểm nào?

GD&TĐ -  Việc tìm hiểu giới tính thai nhi trước khi chào đời liệu có cần thiết và phù hợp với pháp luật?

Ảnh minh họa/INT.
Ảnh minh họa/INT.

Nhìn chung, ở phụ nữ thì việc mang thai và sinh nở là một quá trình khó nhọc. Giới tính thai nhi luôn là điều gây ra sự tò mò. Việc tìm hiểu giới tính thai nhi trước khi chào đời liệu có cần thiết và phù hợp với pháp luật?

Bắt đầu bằng sự mang thai

Sau một hoặc vài lần “gặp chàng”, đến ngày “đỏ đèn” mà đèn cứ tắt ngấm là dấu hiệu nghi ngờ đầu tiên. Tuy nhiên, việc chậm ngày “đỏ đèn” không có nghĩa chắc chắn là đã mang thai, vì “sự cố” này bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như tâm lý, công việc và một số loại thuốc đang sử dụng…

Ngoài dấu hiệu “mất” ngày đỏ đèn, sau đây là các biểu hiện thường thấy ở một người phụ nữ đang bắt đầu mang thai, mà người ta gọi là hiện tượng “ốm nghén”:

Buồn nôn và nôn: Người phụ nữ mới mang thai bất chợt cảm thấy “hôi cơm, tanh cá”, lúc nào cũng có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Một số người lại thèm ăn các loại trái cây và thực phẩm có vị... chua.

Buồn ngủ và mệt mỏi: Mặc dù giờ giấc ngủ đảm bảo 7 - 8 tiếng trong ngày, không thiếu ngủ và lao động cũng nhẹ nhàng, không nhọc nhằn chi lắm, nhưng người mang thai vẫn cứ cảm thấy buồn ngủ và cơ thể luôn có cảm giác uể oải, mệt mỏi. Nó giống như trạng thái… hưng phấn đang bị bẻ góc 180o đi theo hướng ngược lại.

Thay đổi kích thước và màu vú: Hai vú có cảm giác căng cứng và đau, kích thước gia tăng để tạo thành bầu sữa chuẩn bị cho việc làm mẹ. Đầu vú không còn hồng hào mà trở nên... thâm, quầng vú mở rộng ra. Ngạn ngữ có câu: “Thâm dưa thì khú, thâm vú thì chửa” (Nghĩa là: Dưa bị đổi màu thì hỏng, vú bị đổi màu thì mang thai).

Buồn… tiểu: Tử cung là “láng giềng” của bàng quang. Khi mang thai, tử cung to dần lên và đè vào bàng quang, gây kích thích bàng quang, tạo ra cảm giác mót tiểu thường xuyên. Do đó, người phụ nữ mang thai thường đi tiểu nhiều lần hơn khi chưa mang thai.

Que thử thai - chỉ nên tham khảo

Một xét nghiệm tự làm để biết là mang thai hay không, gọi là thử Quick Stick (tiếng Anh: Quick là nhanh, stick là que). Mẫu thử này bán tự do ở các quầy thuốc, tiện lợi, dễ tìm và thực hiện nhanh chóng.

Vì tiện lợi và nhanh nên độ tin cậy, tất nhiên là… không cao. Kết quả có được, tốt nhất chỉ mang tính tham khảo. Mục đích thử nhằm phát hiện một chất gọi là HCG (Human Chorionic Gonadotropin) do các tế bào nuôi dưỡng phôi thai thải vào nước tiểu mẹ.

Trên cơ sở đó sẽ đưa ra kết luận có mang thai hay không mang thai. Thực ra kết luận này chỉ mang tính “nghi ngờ” chứ chưa có gì là chắc chắn. Khám cổ tử cung, siêu âm, thử máu sẽ cho kết luận chắc chắn hơn.

- Cách sử dụng que thử: Thử Quick Stick có thể thực hiện sớm 1 - 2 tuần sau “yêu”. Thời điểm tốt nhất là buổi sáng lúc mới ngủ dậy, cho độ chính xác cao, vì lượng nước tiểu cô đặc. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo bao bì.

Thông thường đọc kết quả sau 5 phút ngâm que vào nước tiểu. Vạch đỏ thứ nhất xuất hiện, báo hiệu cuộc thử kết thúc. Nếu thấy vạch đỏ thứ 2 ngay dưới vạch đỏ thứ nhất thì đọc là dương tính, nghĩa là “nghi ngờ” đã mang thai. Độ đậm nhạt của vạch đỏ thứ hai tùy thuộc vào “độ tuổi” của thai.

Giới tính thai nhi và sự… tò mò

Ảnh minh họa: ITN.

Ảnh minh họa: ITN.

Giới tính của thai nhi được xác định ngay lúc trứng thụ tinh. Giới tính được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể XX (nữ) hoặc XY (nam). Như vậy, người mẹ luôn cho con mình nhiễm sắc thể X và người bố cho con mình nhiễm sắc thể X hoặc Y.

Sự kết hợp “ngẫu nhiên” giữa các nhiễm sắc thể này sẽ quyết định giới tính của thai nhi. Tuy nhiên, về mặt phôi thai học mà nói thì bộ phận sinh dục của thai nhi chỉ “xuất đầu lộ diện” vào cuối tháng thứ hai của thai kỳ người mẹ.

Khi còn đang nằm trong bụng mẹ, giới tính của thai nhi luôn là điều “tò mò” của mọi người. Nhất là ở những người mang nặng trong đầu tư tưởng trọng nam, khinh nữ hoặc trọng… nữ khinh nam.

Việc “tìm mọi cách” để biết được giới tính của thai nhi hiện nay bị luật pháp nhiều nước nghiêm cấm. Bởi điều này gây tác động tiêu cực lên sự phát triển của thai nhi và sự chênh lệch vượt mức về mặt giới tính của trẻ sơ sinh.

Ngày nay, gần như ai cũng biết đi siêu âm có thể biết được giới tính của thai nhi. Thời gian để có thể siêu âm xác định giới tính của thai kể từ tuần thứ 12. Tuổi thai càng lớn thì việc xác định giới tính của siêu âm càng chính xác.

Nhưng có một điều cần nhớ là các thống kê y học cho thấy độ chính xác của siêu âm xác định giới tính của thai nhi cũng chỉ đạt 80%. Nghĩa là cứ 10 thai nhi được xác định giới tính bằng siêu âm, thì có 2 thai nhi bị xác định sai.

Hiện nay, luật pháp Việt Nam nghiêm cấm các bác sĩ siêu âm ghi giới tính thai nhi trên phiếu kết quả. Vi phạm sẽ bị truy tố tùy theo mức độ của hậu quả.

Ngoài siêu âm, giới tính của thai nhi còn có thể được xác định sớm hơn qua việc xét nghiệm nước ối hay sinh thiết nhau thai ngay từ khi thai nhi được 8 tuần.

Đây là loại kỹ thuật cao cấp, chỉ thực hiện được ở những nơi có trang thiết bị đặc biệt mà thôi. Việc nhìn bụng người mẹ thon gọn hay to bè, sồ sề mà “phán” ra giới tính của thai nhi sẽ đúng theo kiểu… thầy bói!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hoa sở nở rộ tạo ra những 'bức tường hoa' giữa núi rừng Bình Liêu.

Hoa sở phủ trắng núi rừng Bình Liêu

GD&TĐ - Khi mùa Đông đến cũng là lúc loài hoa sở mộc mạc, thanh khiết trên đỉnh núi cao huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh) bắt đầu nở rộ.

Truy cập ngay https://europharmvn.com/inofem-plus/ Thúc đẩy mầm trứng agomom Phòng khám phụ khoa quận 1 Happy Mommy