Giật mình những nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Việt Nam mắc bệnh ung thư

Trong giới nghệ sĩ, Mai Phương không phải là người đầu tiên mắc ung thư khi ở độ tuổi còn rất trẻ. 

Giật mình những nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Việt Nam mắc bệnh ung thư

Trước đó, diễn viên Duy Nhân cũng ra đi vì ung thư máu khi 29 tuổi, ca sĩ Wanbi Tuấn Anh cũng ra đi sớm ở độ tuổi 26 vì bệnh ung thư tuyến yên. Vậy lý do chính gây bệnh là gì?

Một số bệnh ung thư trẻ hơn trên thế giới

Mắc ung thư đang được xem là án tử với con số người mắc càng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, việc những người trẻ mắc ung thư sớm là điều rất đáng lo ngại.

0645_1
Giáo sư Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K trung ương, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, cho hay ung thư vốn dĩ là căn bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả người già, lẫn người trẻ. Trong đó, một số mặt bệnh thường mắc ở đối tượng người già như dạ dày, gan, phổi, trực tràng; ngược lại một số bệnh khác được ghi nhận nhiều hơn ở người trẻ như ung thư máu, bạch cầu, hạch… Số người mắc bệnh ung thư cao nhất trên thế giới vẫn ở độ tuổi 50-60.

Theo giáo sư Đức, ung thư ở người già vẫn được ghi nhận nhiều hơn do nằm trong quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”. Con người càng sống lâu, thời gian tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh ngày càng nhiều, bao gồm các chất ô nhiễm độc hại, càng lâu càng tích tụ nhiều.

Nguyên nhân thứ hai là trong cơ thể chúng ta luôn diễn ra quá trình tự đào thải và tạo mới các tế bào. Những chu kỳ này càng diễn ra nhiều theo thời gian, sai sót đột biến tế bào càng nhiều - chính là yếu tố gây nên các bệnh lý về ung thư.

photo1535247601603-1535247601603867531327

Tuy nhiên, giáo sư Đức thừa nhận ở Việt Nam đang ghi nhận tình trạng một số bệnh ung thư trẻ hóa hơn trên thế giới. Điển hình là ung thư vú được ghi nhận trẻ hơn so với thế giới 5-10 tuổi. Nhiều phụ nữ 40 tuổi đã mắc bệnh.

Bên cạnh đó, còn có một số bệnh ung thư ở nước ta mắc trẻ hơn so với thế giới là ung thư phổi (căn bệnh diễn viên Mai Phương đang mắc), dạ dày, trực tràng…

Những thói quen xấu dẫn "đường tới nghĩa địa" ngày càng gần hơn

 Ngủ sau 12h đêm

1524530796-15-di-ngu-muon-qua-nhieu-thi-som-muon-gi-ban-cung-mac-nhung-benh-nguy-hiem-nay-ngu-muon1-1523581906-width600height400

Thường xuyên thức đêm rất có hại cho sức khỏe , không những ảnh hưởng đến thói quen ngủ mà còn ảnh hưởng đến khu vực thần kinh trung tâm, gián đoạn bài tiết, ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch, gây ra các bệnh mãn tính như cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường,… nguy hiểm hơn còn gây đột biến tế bào, tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Bên cạnh đó, thức đêm sẽ khiến dạ dày không nhận được sự nghỉ ngơi cần thiết. Theo nghiên cứu khoa học, người có thời gian ngủ ít hơn 6.5 tiếng có nguy cơ tử vong cao hơn so với người ngủ đủ giấc.

Thường xuyên bỏ bữa sáng

c-2-1521522750

Nếu không ăn sáng, các axit dạ dày và enzym tiêu hóa sẽ trực tiếp “tiêu hóa” niêm mạc dạ dày. Thời gian kéo dài, chức năng thông thường của niêm dịch được bài tiết ra sẽ bị phá hủy, dẫn đến nguy cơ mắc cách bệnh về tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, sỏi mật,…

Theo nghiên cứu của trường Đại học Erlangen-Nuremberg (Đức), bình quân tuổi thọ của người không dùng bữa sáng bị rút ngắn 2,5 tuổi.

Ăn tối quá no

Nếu bữa tối ăn quá no, dẫn đến lượng cholesterol trong máu tăng cao, kích thích gan chế tạo càng nhiều protein dẫn đến xơ vữa động mạch.

Thường xuyên ăn tối quá no, kích thích bài tiết lượng lớn insulin nhiều lần, dẫn đến tình trạng thoái hóa insulin, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Uống rượu quá nhiều

Tác hại của rượu đối với gan là rất nghiêm trọng, gây ra các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan A, sơ gan và sau cùng là ung thư gan.

Có thể nói, mỗi chén rượu là một bước đến với ung thư gan gần hơn, con đường đến với tử thần cũng gần hơn.

Hút thuốc lá

Trong thuốc là chứa hàng trăm chất hóa học, trong đó có hơn 60 loại có liên quan đến ung thư. Tỉ lệ mắc các bệnh ung thư của người thường xuyên hút thuốc lá so với người bình thường cao gấp 17 lần.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội khoa học Mỹ, năm 2011 số người trên 35 tuổi tử vong do 12 loại ung thư là 346 ngàn người, 48.5% trong số đó tử vong do các bệnh ung thư có tác nhân là thuốc lá. Vì vậy, nếu muốn giữ mạng, hãy từ bỏ thuốc lá ngay hôm nay.

Ngồi quá lâu

Người ngồi nhiều và ít vận động, tuần hoàn máu bị trì trệ, chất nhầy trong máu tăng lên, giảm hoạt động của cơ tim, lâu ngày sẽ dẫn đến vôi hóa động mạch, dẫn đến các bệnh mạch vành,… theo các nghiên cứu khoa học, những người thường xuyên ngồi quá lâu có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng, trực tràng cao hơn những người thường xuyên hoạt động.

Không kiểm soát được cân nặng, béo phì

Báo cáo của tạp chí Y học New England chỉ ra, những người có cân nặng quá lớn, béo phì dễ mắc 13 loại ung thư, bao gồm: ung thư dạ dày, gan, mật, tụy, buồng trứng, tuyến giáp, ung thư não, đa u tủy xương,…

Theo khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.