Giáo viên vùng cao Yên Bái: Sách Ngữ Văn lớp 6 có nhiều điểm hay

GD&TĐ - Phân tích sách kỹ để đưa ra cách thức dạy học hiệu quả là điều mà các nhà trường ở vùng cao Yên Bái thực hiện đối với các môn thay sách trong năm học tới.

Giờ lên lớp của thầy trò Trường TH&THCS bán trú Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.
Giờ lên lớp của thầy trò Trường TH&THCS bán trú Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

UBND tỉnh Yên Bái chính thức quyết định bộ sách lớp 6 sẽ đưa vào dạy trong các nhà trường năm học 2021-2022. Trong đó, sách Ngữ văn của bộ sách Cánh Diều của NXB Đại học Sư phạm TPHCM được lựa chọn. Các thầy cô giáo và nhà trường đã tiếp tục phân tích kỹ, đưa ra định hướng kế hoạch dạy học hiệu quả nhất.

Sách phù hợp với học sinh

Với tinh thần trách nhiệm cao, GV các trường có dạy cấp học trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tích cực nhập cuộc. Các thầy cô giáo đã tham gia ý kiến với hội đồng chọn sách của Sở GD&ĐT để lựa chọn sách phù hợp nhất cho HS của mình. Đến nay, đã có bản PDF sách mới, họ lại tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra những phương án dạy học sao cho hiệu quả.

Các GV đã cùng phân tích sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6, ghi nhận ưu điểm của sách là bảo đảm phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương và cộng đồng dân cư nói chung và với trường có số đông HS người dân tộc H’Mông nói riêng. Kênh chữ và kênh hình minh họa được thiết kế phù hợp vùng miền, phù hợp với khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục.

Những HS người dân tộc H"Mông của Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca.
Những HS người dân tộc H"Mông của Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca.

Thầy giáo Liễu Anh Cường, Hiệu trưởng Trường phổ TH&THCS số 2 hồng Ca, huyện Trấn Yên chia sẻ: Ngay sau khi tỉnh quyết định đầu sách, dựa trên bản PDF được gửi về, tổ khoa học xã hội, các thầy cô đang chia nhau thành các nhóm để thảo luận và đánh giá các sách giáo khoa của môn học: Văn, lịch sử và địa lí, GDCD, Tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ thuật, GDTC. Những phân tích của họ tiếp tục là những kiến giải cho đổi mới cách dạy học.

Còn tại Trường PTDT bán trú THCS Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, thầy Hoàng Tiến Thịnh – hiệu trưởng nhà trường cho biết: Ghi nhận chung của GV là cấu trúc sách, bài học rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt các phần bằng logo của phần mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, củng cố, đánh giá. Đặc biệt với cách tiếp cận liên môn; rèn luyện ý thức tự học và học tập suốt đời; phân chia theo các mạch chủ đề, bài học; thể hiện đầy đủ phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học.

Tăng cường tích hợp, liên môn

Thầy Liễu Anh Cường cho rằng: Sách có phù hợp với học sinh hay không là điều chúng tôi lo nhất, nhưng qua nghiên cứu kỹ các thầy cô đều thống nhất những nội dung trong sách khá phù hợp. Tới đây, GV sẽ tăng cường dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn của địa phương, giáo dục nghề nghiệp, bảo vệ môi trường, giáo dục giới tính hay phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, an toàn giao thông… đều là những nội dung cần thiết.

Sách được chọn phù hợp với học sinh là điều yên tâm nhất.
Sách được chọn phù hợp với học sinh là điều yên tâm nhất.

Thầy giáo dạy văn Nguyễn Anh Dũng, tổ trưởng chuyên môn tổ KHXH của Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca cho biết:  Học sinh của chúng tôi đa số là người dân tộc H"Mông. Cấu trúc, nội dung bài học trong sách giáo khoa có tính mở tạo cơ hội để nhà trường, tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục để bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên lựa chọn phương án, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tích cực.

Cùng chung quan điểm với nhiều đồng nghiệp dạy Ngữ văn khác, thầy Lương Trung Kỳ, GV dạy lớp 6 Trường TH&THCS bán trú Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, cho rằng: Nội dung thể hiện rõ các mạch văn, tạo điều kiện thuận lợi để GV xây dựng kế hoạch dạy học và bố trí thời khóa biểu trong nhà trường phù hợp với cơ sở vật chất và năng lực học sinh. Sách giáo khoa được trình bày cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mỹ, hấp dẫn đối với học sinh, phù hợp theo từng độ tuổi. Nội dung các bài học thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn luyện các kỹ năng, kích thích tư duy sáng tạo, độc lập.

Đặc biệt tâm đắc với hệ thống bài tập gắn lý thuyết với thực hành nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố và phát triển năng lực, phẩm chất, vận dụng kiến thức thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong mỗi bài học. Cô Đinh Thị Anh Miên, Phó hiệu trưởng trường TH&THCS số 2 Hồng Ca, cho rằng: Các hoạt động học tập trong sách có hướng dẫn, gợi ý học sinh chuẩn bị và đánh giá kết quả, giúp phân đánh giá học sinh theo năng lực đảm bảo tính dân chủ trong tiếp cận các bài học. Đây là điều tôi ấn tượng nhất, tới đây tôi sẽ yêu cầu GV dạy phát triển theo hướng tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các học sinh có thể phát triển và tư duy sáng tạo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.