Giáo viên Mỹ học hỏi kinh nghiệm giáo dục Trung Quốc

GD&TĐ - “Sự khác biệt lớn nhất giữa Trung Quốc và Mỹ là giáo viên, phụ huynh và học sinh Trung Quốc đều cùng một chiến tuyến và làm việc hướng về một mục tiêu” – Reina – một giáo viên toán ở trường trung học Brooklyn cho biết.

Học sinh Thượng Hải
Học sinh Thượng Hải

Tò mò về cách những giáo viên Thượng Hải được đào tạo và cách học sinh ở đây được dạy dỗ, cô Joa cùng với 9 giáo viên khác ở thành phố New York và giáo viên của trường đại học New York vừa qua đã có chuyến đi 10 ngày phát triển nghề nghiệp đến Thượng Hải trong chương trình “Khoa học giáo dục không biên giới”.

Họ đã tới thăm các trường học hàng đầu ở Thượng Hải, nói chuyện với nhà chức trách giáo dục và học sinh để tìm ra sự khác nhau giữa 2 hệ thống giáo dục.

Chuyến đi diễn ra sau khi có các cuộc bàn luận về hệ thống giáo dục Trung Quốc với thành tích của học sinh Thượng Hải đứng thứ nhất liên tiếp 2 lần trong kỳ thi Pisa. Một số người coi đây là thành công, một số khác còn do dự.

Tại hội nghị chuyên đề tại Đại học New York vừa qua, những giáo viên đã chia sẻ những gì họ thu được trong thời gian ở Trung Quốc và cách họ sẽ triển khai những gì tìm hiểu được để dạy các môn học (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán) ở New York.

Thầy giáo dạy sinh học, hóa học và vật lý Josh Wickline nói “sự xung đột trong trường trung học Mỹ rất dễ thấy, có thể cảm nhận được xung đột giữa giáo viên và người quản lý, giữa giáo viên và phụ huynh, giáo giáo viên và học sinh. Ở Trung Quốc, lại có sự hợp tác giữa chính phủ, giáo viên, người quản lý, học sinh và phụ huynh và tôi cho rằng điều này đóng góp nhiều cho sự thành công”.

Khi được hỏi về kinh nghiệm quý báu gì mà những giáo viên này có thể mang về trường học của mình, thầy Josh nói: “Điều đầu tiên là việc phát triển nghề nghiệp”. 

Thầy Josh cũng đưa ra một số ưu điểm trong lĩnh vực này ở Thượng Hải như các cuộc họp hàng tuần giữa các nhóm lên kế hoạch bài giảng để chia sẻ phương pháp, các nhóm giáo viên nghiên cứu giải các bài toán và xác định phương pháp tốt nhất, trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm… 

“Do giáo viên ở Trung Quốc chỉ dạy từ 10 đến 13 giờ mỗi tuần nên họ có các buổi họp hàng tuần để lên kế hoạch bài giảng. Ở Mỹ, giáo viên chỉ gặp nhau trong bữa trưa vì lúc khác còn bận dạy học”, theo thầy Josh.

Tuy nhiên, cô giáo Lauren Verdeflor, người dạy môn Khoa học và Vật lý tự nhiên tại trường Bronx Lap thì cho rằng học sinh Trung Quốc thiếu tự do trong việc lựa chọn tương lai của mình.

Theo Xinhua

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.