Giáo viên, học sinh hào hứng tại triển lãm sách giáo khoa

GD&TĐ - Những ký ức thân thương của tuổi thơ đến trường được tái hiện tại triển lãm sách giáo khoa, khiến giáo viên, học sinh hào hứng, thích thú.

Cô Nguyễn Thanh Thúy – giáo viên Trường THCS Trung Văn (ngoài cùng bên phải) xem lại những trang sách gắn với tuổi thơ của mình.
Cô Nguyễn Thanh Thúy – giáo viên Trường THCS Trung Văn (ngoài cùng bên phải) xem lại những trang sách gắn với tuổi thơ của mình.

Những thay đổi tích cực

Cô Hồng Ngọc mong muốn, sẽ có thêm nhiều hoạt động triển lãm sách giáo khoa như thế này để cô – trò được trải nghiệm, mở mang tầm mắt. Ngoài ra, có thể tổ chức triển lãm sách giáo khoa theo quy mô cấp trường để tất cả giáo viên, học sinh đều được tham gia, trải nghiệm.

Trong 2 ngày (28, 29/9), tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Bộ GD&ĐT tổ chức trưng bày sách giáo khoa Việt Nam và các nước. Có mặt tại triển lãm sách giáo khoa từ sớm, cô Nguyễn Thanh Thúy – giáo viên Trường THCS Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) dẫn học trò đi thăm tất cả các khu trưng bày sách giáo khoa theo từng giai đoạn (từ năm 1957 cho đến nay).

Cô Thúy sinh năm 1978 nên thế hệ của cô được học sách giáo khoa trong giai đoạn 1981 – 2001. Cầm quyển sách tiếng Việt lớp 3 trên tay, cô Thúy xúc động nói: “Từng trang sách gắn liền với tuổi thơ của tôi. Những ký ức thân thương về thời một cắp sách tới trường bỗng hiện về, như vừa mới hôm qua, vẫn vẹn nguyên và tươi mới. Có những bài thơ tôi vẫn thuộc lòng đến tận bây giờ”.

Theo cô Thúy, sách giáo khoa ngày xưa giản dị nhưng dễ học, dễ nhớ. Những hình ảnh thân thuộc đã dệt nên miền ký ức đẹp, gây thương nhớ biết bao thế hệ học trò. “Tôi biết ơn tuổi thơ, biết ơn từng trang sách ngày ấy đã nuôi dưỡng ước mơ trở thành giáo viên, để tôi vững vàng đứng trên bục giảng như ngày hôm nay” – cô Thúy bộc bạch.

Trình Lê Chí Anh - học sinh lớp 7A6, Trường THCS Mỹ Đình (Hà Nội) (thứ 3 từ trái sang phải) và các bạn hào hứng xem sách giáo khoa tại triển lãm.

Trình Lê Chí Anh - học sinh lớp 7A6, Trường THCS Mỹ Đình (Hà Nội) (thứ 3 từ trái sang phải) và các bạn hào hứng xem sách giáo khoa tại triển lãm.

Là giáo viên Ngữ văn, Trường THCS Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội), cô Nguyễn Hồng Ngọc bày tỏ, buổi triển lãm có ý nghĩa thiết thực với cô và trò. Không chỉ được tìm hiểu các bộ sách giáo khoa trong nước qua từng giai đoạn, mọi người còn được tìm hiểu sách của một số quốc gia phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc. “Sách giáo khoa của các nước được trình bày đẹp mắt, kênh hình phong phú và ấn tượng, truyền tải được nhiều nội dung, thông điệp” – cô Ngọc chia sẻ.

Cũng theo cô Ngọc, đến với triển lãm lần này, cô đã thấy được bức tranh toàn cảnh về sách giáo khoa trong từng giai đoạn lịch sử và những lần đổi mới, thay sách. Mỗi lần đổi mới đều cho thấy sự thay đổi tích cực cả về nội dung và hình thức.

“Chẳng hạn, so với sách giáo khoa giai đoạn 1981 – 2001, sách giáo khoa theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 có sự cải tiến rõ rệt. Sách được trình bày đẹp mắt. Nhà xuất bản đã chú trọng đến kênh hình nhiều hơn, nội dung kiến thức có tính ứng dụng vào thực tiễn” – cô Ngọc viện dẫn.

Trân quý sách giáo khoa

Hào hứng đến với triển lãm sách giáo khoa, Trình Lê Chí Anh - học sinh lớp 7A6, Trường THCS Mỹ Đình (Hà Nội) cho hay: Hoạt động trải nghiệm này giúp em hiểu hơn về sách giáo khoa Việt Nam qua các thời kỳ và sách giáo khoa của một số nước. "Từ triển lãm, em thấy quý trọng và tự nhủ sẽ gìn giữ, bảo quản sách tốt hơn trong quá trình sử dụng...” - Chí Anh bày tỏ.

Nhận xét về sách giáo khoa theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Chí Anh chia sẻ, từ bìa đến các trang sách đều được trình bày đẹp, bắt mắt, kênh hình nhiều hơn. Qua đó, giúp học sinh nhanh hiểu bài, nhớ sâu kiến thức và hứng thú hơn trong học tập.

Học sinh thích thú với những quyển sách giáo khoa của thế hệ ông, cha.

Học sinh thích thú với những quyển sách giáo khoa của thế hệ ông, cha.

Cùng nhận xét, Nguyễn Gia Linh - lớp 7A6, Trường THCS Mỹ Đình (Hà Nội) như được mở mang tầm mắt, biết nhiều hơn về sách giáo khoa trong nước và thế giới. Đến với triển lãm, Linh cũng hiểu hơn về sách giáo khoa được làm như thế nào và xu hướng sách giáo khoa trên thế giới.

Đặc biệt, qua giới thiệu tổng quan qua các lần thay sách giáo khoa đã giúp Linh thấy được những nỗ lực của ngành giáo dục, đội ngũ viết và biên soạn sách giáo khoa.... “Em và các bạn may mắn được học sách giáo khoa mới rất đẹp, dễ hiểu, có nhiều ảnh minh hoạ bắt mắt....” – Gia Linh chia sẻ.

Những quyển sách giáo khoa gây thương nhớ với biết bao thế hệ học trò:

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.