>>>>> Gợi ý các đáp án môn thi tốt nghiệp THPT năm 2021
>>>>> Gợi ý các đáp án môn thi tốt nghiệp THPT năm 2021
Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất
Đề Vật lý: Xuất hiện một số câu hỏi dạng bài mới, lạ
Thầy cô tổ Tự nhiên – Hệ thống giáo dục Hocmai nhận định: Đề thi môn Vật lý có 90% số câu hỏi thuộc chương trình lớp 12; 10% số câu hỏi thuộc chương trình lớp 11.
Khoảng 65 % số câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu; 25% số câu ở mức độ vận dụng; 10% số câu hỏi thuộc mức độ vận dụng cao.
Đề thi có 40% (16 câu) số câu hỏi là bài tập tính toán, 60% (24 câu) số câu hỏi lí thuyết. Các câu hỏi lí thuyết tăng nhẹ về độ khó so với các năm trước.
Đề thi xuất hiện một số câu hỏi thuộc dạng bài mới, lạ như câu hỏi liên chuyên đề dòng điện không đổi (lớp 11) và dao động và sóng điện từ (lớp 2) (câu 36 mã 216).
Ngoài việc đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp, đề thi có độ phân hóa tốt, độ khó tăng nhẹ ở nhóm câu hỏi Vận dụng, Vận dụng cao phục vụ cho mục tiêu xét tuyển đại học.
Có thể quan sát bảng ma trận sau:
LỚP | Chuyên đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng |
12 | 1. Dao động cơ học | 2 | 3 | 1 | 1 | 7 |
2. Sóng cơ học | 2 | 1 | 2 | 1 | 6 | |
3. Điện xoay chiều | 1 | 3 | 2 | 1 | 7 | |
4. Dao động và sóng điện từ | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | |
5. Sóng ánh sáng | 2 | 1 | 2 | 5 | ||
6. Lượng tử ánh sáng | 2 | 1 | 3 | |||
7. Hạt nhân nguyên tử | 3 | 1 | 4 | |||
11 | 8. Điện tích – Điện trường | 1 | 1 | |||
9. Dòng điện không đổi | 1 | 1 | ||||
10. Dòng điện trong các MT | 1 | 1 | ||||
11. Từ trường | 0 | |||||
12. Cảm ứng điện từ | 1 | 1 | ||||
13. Khúc xạ ánh sáng | 0 | |||||
14. Mắt. Các dụng cụ quang | 0 | |||||
TỔNG | 12 | 14 | 10 | 4 | 40 | |
TỈ LỆ | 30 | 35 | 25 | 10 | 100 |
Nguyễn Nhung
Thạc sĩ Phạm Lê Thanh, giáo viên môn Hóa, TP.HCM: Đề đảm bảo tính phân hóa
Sau khi xem qua mã đề 206, tôi đánh giá nhìn tổng thể về nội dung và cấu trúc đề thi môn Hóa Học năm nay bám sát chuẩn kiến thức – kỹ năng và nội dung định hướng tinh giản của Bộ GD&ĐT, bám sát với đề minh họa được công bố trước đó.
Đề thi có 40 câu, trong đó nội dung chủ yếu vẫn là lớp 12 (chiếm 95% trải đều các chương), lớp 11 có khoảng 2 câu (chiếm 5%, chương sự điện li và bài toán cracking butan tạo hỗn hợp hidrocacbon).
Đặc biệt đề thi có 1 câu hỏi lạ rơi vào phần làm lạnh dung dịch tạo tinh thể kết tinh Al(NO3)3.9H2O (đây là dạng toán hóa thực nghiệm), để giải quyết câu này không khó nhưng lạ nên sẽ làm khó và chặn điểm được thí sinh ở mức độ phân hóa.
Đề thi thể hiện 2 mức độ rõ rệt để phục vụ tốt nghiệp và phân loại cao thí sinh xét vào các trường ĐH. Nội dung cơ bản vẫn là lý thuyết và bài tập dễ (mức độ vận dụng).
Thí sinh có học lực trung bình, khá chỉ để thi tốt nghiệp cũng có thể giải quyết dễ dàng 30- 32 câu đầu chiếm từ 6,5 đến 8,0 điểm.
Từ câu thứ 33 đến câu 40 mức độ phân hóa mạnh rõ rệt cho thí sinh thi khối KHTN với môn Hóa học làm chủ đạo, học sinh có học lực giỏi mới có khả năng giải quyết các câu trong nhóm câu này và điểm dao động từ 8,0 -10 điểm.
Những câu hỏi vận dụng cao năm nay đa số là các dạng bài tập này không mới, đã được tập dợt và luyện đề rất nhiều nên các em giỏi và xuất sắc, nếu ôn luyện kĩ càng sẽ có lợi thế chiếm điểm cao hơn.
Theo dự đoán của tôi, năm nay phổ điểm môn Hóa học sẽ cao hơn năm ngoái vì đề thi đã giảm nhẹ theo hướng tinh giản và phù hợp thực tế các em học sinh phải trải qua 2 năm học chịu tác động của dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp.
P.Nga (ghi)
Đề Hóa học có độ phân hóa phù hợp
Thầy cô tổ Tự nhiên – Hệ thống giáo dục Hocmai nhận định: Đề thi môn Hóa học có 95% số câu hỏi thuộc chương trình lớp 12; 5% số câu hỏi thuộc chương trình lớp 11. Khoảng 75 % số câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu; 15% số câu ở mức độ vận dụng; 10% số câu hỏi thuộc mức độ vận dụng cao.
Đề thi có 27,5% (11 câu) số câu hỏi là bài tập tính toán, 72,5% (29 câu) số câu hỏi lí thuyết. Đề thi không xuất hiện câu hỏi thuộc dạng bài mới.
Ngoài việc đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp, đề thi có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu xét tuyển đại học.
Chuyên đề | Cấp độ nhận thức | Tổng | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||
LỚP 11 | 1. Hiđrocacbon | 1 | 1 | |||
2. Ancol phenol | 1 | 1 | ||||
LỚP 12 | 1. Este, lipit | 2 | 1 | 1 | 2 | 6 |
2. Amin, amino axit, protein | 3 | 1 | 1 | 5 | ||
3. Cacbohidrat | 1 | 1 | 1 | 3 | ||
4. Polime, vật liệu polime | 1 | 1 | 2 | |||
5. Tổng hợp nội dung hoá học hữu cơ | 2 | 2 | ||||
6. Đại cương về kim loại | 4 | 4 | ||||
7. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất | 5 | 1 | 1 | 1 | 8 | |
8. Sắt - một số kim loại nhóm B và hợp chất | 2 | 1 | 3 | |||
9. Tổng hợp hoá học vô cơ | 1 | 2 | 1 | 1 | 5 | |
Tổng (câu) | 20 | 10 | 6 | 4 | 40 |
Nguyễn Nhung
Đề thi môn Hoá học: Chính xác, khoa học và tính phân hoá cao
Với mã đề 206, thầy Trần Đức Tuấn – Giáo viên Trường THPT Lục Ngạn số 1, Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nhận xét: Đề thi Hóa học trong Bài thi Tổ hợp khoa học tự nhiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Các câu hỏi đều chính xác, khoa học, nằm trong chuẩn kiến thức kĩ năng, đề thi không xuất hiện những câu hỏi thuộc phần tinh giản, phục vụ mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và có độ phân hóa vừa đủ để các trường đại học, cao đẳng có thể lấy căn cứ để tuyển sinh.
Theo thầy Tuấn, trong mã đề 206 có 30 câu lí thuyết và 10 câu tính toán; có 19 câu thuộc phần hóa hữu cơ và 21 câu thuộc phần hóa vô cơ.
Phạm vi kiến thức trong đề, trọng tâm chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 ( chiếm khoảng 90%), còn lại nằm trong chương trình lớp 11 (chiếm khoảng 10%). Đề có cấu trúc tương tự đề tham khảo mà bộ GD&ĐT đã công bố.
Các câu đều chính xác khoa học, nằm trong chuẩn kiến thức kĩ năng. Đề đảm bảo không xuất hiện câu hỏi nằm trong chương trình tinh giản của Bộ.
Đề thi có 28 câu hỏi (chiểm khoảng 70%) thuộc mức độ nhận biết - thông hiểu phục vụ mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT. Trong đó, 20 câu đầu ở mức độ nhận biết, các câu đáp án nhiễu phù hợp và quen thuộc, học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức sách giáo khoa là có thể làm tốt; 8 câu tiếp theo ở mức độ thông hiểu, độ khó của đề đã nâng cao hơn, học sinh cần thêm chút tư duy tổng hợp kiến thức và kĩ năng tính toán cơ bản.
Câu hỏi vận dụng và vận dụng cao nằm từ câu 69 đến 80, gồm các câu hỏi tổng hợp kiến thức vô cơ, hữu cơ, thí nghiệm thực hành và các bài toán, để làm được những câu này học sinh cần có tư duy logic cao, làm chủ kiến thức và khả năng vận dụng tốt các kiến thức kĩ năng.
Các câu hỏi có tính toán thuộc phần vận dụng cao thuộc các chủ đề kiến thức quen thuộc như: este – lipit, amin-amino axit – peptit, đại cương kim loại, kim loại kiềm – kiểm thổ - nhôm, sắt, tổng hợp vơ cơ, tổng hợp hữu cơ, tổng hợp hidrocacbon cấu trúc tương tự như đề tham khảo.
Đặc biệt, trong đề thi năm 2021, đã tăng thêm 2 câu ở mức độ vận dụng và vận dụng cao, có các câu hỏi có tính phân hóa cao, có câu đòi hỏi tư duy logic của học sinh (như câu 69, 74), các câu tổng hợp kiến thức kết hợp kiến thức thực tế ( câu 70, 71). Câu số 76 là bài toán hay lạ về độ tan, có thể làm nhiều học sinh bỡ ngỡ, có tính phân hóa.
Về tính thực tiễn: Đề thi có nhiều câu hỏi gắn liền lý thuyết với thực tế (ví dụ câu số 42,43,70,71); có các câu hỏi gắn với thí nghiệm thực hành (ví dụ câu số 77) mã đề thi 206, phù hợp với kiến thức học sinh đã được học trong chương trình phổ thông.
Nhận định về kết quả: Học sinh trung bình có thể đạt điểm 6; học sinh khá có thể đạt điểm 8,5; học sinh giỏi có thể đạt điểm 9,5; học sinh xuất sắc có thể đạt 10. Phổ điểm chủ yếu nằm trong khoảng 6 đến 8,25
Kim Thoa
Sẽ có ít điểm 10 và điểm liệt môn Sinh học
Cô Phạm Thị Việt Chinh - GV Sinh học, Trường THPT Ban Mai, Hà Nội – nhận định: Đề thi Sinh học có tính phân hóa, đảm bảo được cả 2 tiêu chí là xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng
Về cấu trúc, đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, học sinh làm bài trong thời gian làm bài 50 phút. Trong đó có 30 câu thuộc mức độ nhận biết - thông hiểu (29 câu), mức độ vận dụng và vận dụng cao (11 câu). So với đề minh họa thì đề thi tốt nghiệp môn Sinh học 2020-2021 được đánh giá có mức độ khó hơn so với đề minh họa nhưng không đáng kể.
Về nội dung, đề thi không rơi vào phần kiến thức đã “giảm tải” theo công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH. Đề thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh kiểm tra đánh giá các nội dung kiến thức nằm trong chương trình sinh học 11, 12 và có phần kiến thức lớp 10 cụ thể:
- Sinh học 10: 1 câu thuộc phần kiến thức chương vi sinh vật yêu cầu học sinh liên hệ với tình hình dịch Covid-19.
- Sinh học 11: 2 câu chiếm 5% thuộc kiến thức phần tiêu hóa động vật và hô hấp ở thực vật với mức độ nhận biết - thông hiểu.
- Sinh học 12: 37 câu chiếm 92.5% phủ đều kiến thức ở Sinh học 12 thuộc các phần: Cơ chế di truyền và biến dị (9 câu), Quy luật di truyền (9 câu), Di truyền học quần thể (2 câu), Ứng dụng di truyền học (3 câu), Di truyền học người (1 câu), Tiến hóa (5 câu), Sinh thái (8 câu).
Về mức độ, qua phân tích đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh cho thấy 25 câu đầu ở mức độ nhẹ nhàng, bám sát mức độ đề đề minh họa thuộc các câu hỏi quen thuộc học sinh đã làm trong quá trình ôn tập. Bên cạnh đó xuất hiện một số câu dạng phân tích đồ thị, hình ảnh, sơ đồ và số lượng câu hỏi đếm tăng là những câu gây khó cho học sinh về mặt lý thuyết.
5 câu ở mức độ vận dụng cao có độ phân hóa giúp thí sinh thể hiện năng lực xét tuyển vào các trường đại học top đầu, nằm ở kiến thức lớp 12 tập trung ở các chủ đề: Quy luật di truyền (1 câu) ,Cơ chế di truyền (1 câu), Di truyền quần thể (1 câu), Di truyền học người (1 câu), Sinh thái (1 câu).
Đề thi năm nay có mức độ phân hóa cho các thí sinh xét tuyển vào các trường đại học. Tuy nhiên vẫn đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp THPT.Với đề này học sinh ở mức độ trung bình để xét tốt nghiệp dễ dàng đạt điểm theo nguyện vọng, phổ điểm 4-5 sẽ nhiều; học sinh nắm chắc kiến thức ở mức độ hiểu có thể dễ dàng đạt 5- 6 điểm. Song để đạt 9-10 điểm, yêu cầu học sinh phải có thêm về tư duy tổng hợp, ngoài kiến thức cần có kĩ năng làm bài tốt. Dự kiến năm nay sẽ có ít điểm 10 và điểm liệt môn Sinh học.
Nguyễn Nhung
Đề Vật lý phân hóa cao
Cô Văn Thị Lan - GV Vật Lí, Trường THPT Ban Mai, Hà Nội – nhận định: Đề Vật lí có sự phân hóa cao, bám sát cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT nhưng ở mức độ khó hơn.
Đề thi đáp ứng được mục tiêu của kỳ thi là vừa xét tốt nghiệp, vừa là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh.
Nội dung trọng tâm của đề trong chương trình Vật lí 12, số lượng các câu hỏi thuộc chương trình học kì 1 lớp 12 nhiều hơn so với chương trình học kì 2 lớp 12 (tỉ lệ 7:5). Phổ điểm ở mức 5 -6 điểm. Tuy nhiên, để đạt được điểm 8 trở lên HS cần kiến thức sâu.
Nhận định cụ thể: Đề thi môn Vật lí bảo đảm nội dung chủ yếu lớp 12, không có những nội dung đã giảm tải ở lớp 12. Đề thi có khoảng 72,5% thuộc mức độ nhận biết – thông hiểu, 28,5% thuộc mức độ vận dụng – vận dụng cao.
Nội dung các câu hỏi chủ yếu trong chương trình lớp 12 ( 36 câu – 90%), bám sát nội dung dạy học ở lớp 12 và không bao gồm nội dung tinh giản thuộc chương trình lớp 12
Nội dung câu hỏi thuộc chương trình 11 ( 4 câu – 10%) thuộc các chương: Dòng điện không đổi, dòng điện trong các môi trường, từ trường. Và cả 4 câu hỏi thuộc mức độ nhận biết
Về mức độ, cô Lan phân tích mã đề 216 như sau:
Lớp | Chủ đề | Mức độ | Tổng số câu | ||||
NB | TH | VD | VDC |
| |||
11 | HK1 | Điện tích – Điện trường |
|
|
|
|
|
Dòng điện không đổi | C17,C13 |
|
|
| 2 | ||
Dòng điện trong các môi trường | C21 |
|
|
| 1 | ||
HK2 | Từ trường | C29 |
|
|
| 1 | |
Mắt và các dụng cụ quang |
|
|
|
|
| ||
12 | HK1 | Dao động cơ | C2,C6,C9,C11,C12 | C27 | C34 | C39 | 8 |
Sóng cơ và sóng âm | C7, C8 | C23 | C35 | C37 | 5 | ||
Dòng điện xoay chiều | C3,C20,C22 | C28,C18 | C31,C33 | C40 | 8 | ||
HK2 | Dao động và sóng điện từ | C14 |
| C25,C36 |
| 3 | |
Sóng ánh sáng | C4 | C1,C24,C5 | C32 |
| 5 | ||
Lượng tử ánh sáng | C10,C19 | C30 |
|
| 3 | ||
Hạt nhân nguyên tử | C15,C16 | C26 |
| C38 | 4 | ||
TỔNG SỐ CÂU | 20 | 9 | 7 | 4 | 40 | ||
TỈ LỆ | 50% | 22,5% | 17,5 | 10% | 100% |
Các câu hỏi thuộc chương trình Vật lí 11: 3 câu thuộc học kì 1, 1 câu thuộc học kì 2.
Các câu hỏi thuộc chương trình Vật lí 12: có 21 câu thuộc chương trình HK1,15 câu thuộc chương trình HK2, bám sát nội dung tinh giản của Bộ GD&ĐT
Những câu mức độ 3 và 4 nhằm phân hóa học sinh nằm trong chương trình học kì 1 lớp 12 vẫn thuộc các chương dao động cơ, sóng cơ và sóng âm, điện xoay chiều, hạt nhân nguyên tử.
Năm học này là một năm đặc biệt, ảnh hưởng của dịch Covid khiến cho việc học kiến thức ở học kì 2 lớp 12 bị gián đoan, tuy nhiên với những học sinh có khả năng tự học sẽ có thể hoàn thành tốt bài thi. Đỉnh của phổ điểm sẽ ở mức 5-6 điểm.
Nguyễn Nhung
Đề thi Hoá: Tính phân hoá rõ nét
TS. Nguyễn Văn Dưỡng – Trưởng Bộ Môn Hóa Học – Đại Học Y Dược Hải Phòng nhận xét: Đề thi Hóa học trong Bài thi Tổ hợp khoa học tự nhiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 khá hay, bám sát theo chương trình THPT hiện hành.
Cấu trúc đề bám sát đề thi minh hoạ của Bộ GD&ĐT. Đề thi có thể đáp ứng khá tốt 2 mục đích: xét công nhận tốt nghiệp và lấy điểm phục vụ tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng toàn quốc.
Về tổng thể: Đề thi năm nay không khó hơn so với đề thi năm học trước nhưng tính phân loại cao hơn. Các câu hỏi từ 41 đến 67, học sinh có thể giải quyết khá dễ dàng với việc nắm chắc kiến thức sách giáo khoa, các mã đề đều có từ 3 - 4 câu liên quan đến các vấn đề thực tiễn.
Cụ thể, với mã đề 206: Từ câu 68 trở lên yêu cầu học sinh có kỹ năng khá để giải bài. Để đạt được điểm cao học sinh cần có sự xâu chuỗi kiến thức theo chiều sâu, biết vận dụng linh hoạt các phương pháp giải toán và tối đa các kĩ năng kĩ xảo rèn luyện trong thời gian ôn thi.
Đánh giá chung: Đề thi có tính phân loại thí sinh, phân hóa cao ở các câu vận dụng và vận dụng cao, đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển vào ĐH, CĐ. Dự đoán sẽ xuất hiện nhiều điểm khá cho môn thi Hoá học.
Bảo Minh
Môn Sinh học: Khả năng “hoa điểm 10” sẽ cao hơn năm ngoái
Thầy Phan Khắc Nghệ, Phó hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, cho biết: So với các năm trước, đề thi Sinh học năm nay không khó, học sinh nắm vững kiến thức sách giáo khoa có thể làm tốt.
Đề thi tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD&ĐT đã công bố và đảm bảo mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp THPT và có nội dung phân hóa phục vụ xét tuyển đại học.
Thầy Nghệ cho rằng, đây là đề thi phân hóa tốt: Trong khoảng 7 điểm không khó, từ 8 đến 10 có sự phân hóa. “60% các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, 40% số câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao dùng để phân hóa thí sinh” – thầy Nghệ nói.
Đề Sinh năm nay, những câu hỏi nhận biết và thông hiểu vẫn rơi vào các nội dung kiến thức của chương trình lớp 10, 11; phần tiến hóa, sinh thái của chương trình lớp 12 và một số câu hỏi thuộc phần cơ chế di truyền và biến dị lớp 12.
Các câu hỏi bài tập vẫn tập trung ở nội dung cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, di truyền quần thể và di truyền người. Các câu hỏi ở mức vận dụng cao nằm ở nội dung quy luật di truyền, di truyền quần thể và di truyền người.
Đặc biệt, không xuất hiện phả hệ mà dùng mô tả di truyền người để mô tả phả hệ. Phần di truyền quần thể phức tạp hơn các năm trước nhiều.
Thầy Nghệ cũng cho rằng, ở 6 câu tiếp theo có mức độ cao hơn. Nhưng học sinh vận dụng tốt, linh hoạt kiến thức trong sách giáo khoa có thể làm tốt phần này. Đề có 4 câu cuối đòi hỏi học sinh có khả năng vận dụng sáng tạo, tính toán tốt mới có thể làm được.
Thầy Nghệ cũng dự đoán, với mức độ đề như hiện tại, các thí sinh hoàn toàn yên tâm với mục tiêu xét điểm tốt nghiệp. Chỉ cần ôn tập và nắm chắc kiến thức sách giáo khoa thí sinh có thể đạt được điểm 6-7 một cách dễ dàng.
“Đề Sinh học năm nay thí sinh học giỏi và cẩn thận trong lúc làm bài thi, hoa điểm 10 khả năng sẽ cao hơn so với năm ngoái (121 điểm 10 năm 2020)” – thầy Nghệ nhận định.
Trương Hoa
Đề Hóa học phân hóa cao
Cô Nguyễn Thị Hoa - GV Hóa trường THCS & THPT Ban Mai, Hà Nội phân tích cấu trúc ma trận đề thi Hóa học như sau:
Lớp | Tên chuyên đề | CẤP ĐỘ NHẬN THỨC | TỔNG | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||
12 | Este - Lipit |
| 3 | 1 | 2 | 6 |
Cacbohiđrat | 1 |
| 1 |
| 3 | |
Amin – Aminoaxit - Protein | 1 | 2 |
|
| 3 | |
Polime và vật liệu | 1 | 1 |
|
| 2 | |
Đại cương kim loại | 3 | 2 | 1 |
| 6 | |
Kiềm – kiềm thổ - Nhôm | 3 |
| 3 |
| 6 | |
Crom – Sắt | 2 | 1 |
|
| 3 | |
11 | Sự điện li | 1 |
|
|
| 1 |
Phi kim | 1 | 1 |
|
| 2 | |
Đại cương - Hiđrocacbon |
|
| 1 |
| 1 | |
Ancol – Anđehit – Axit | 1 |
|
|
| 1 | |
Tổng hợp vô cơ |
|
| 1 | 1 | 2 | |
Tổng hợp hữu cơ |
| 1 | 1 | 1 | 3 | |
TỔNG | 14 | 10 | 11 | 4 | 40 | |
Phần trăm (%) | 60% | 27,5% | 10% | 100% |
Từ ma trận đề thi có thể thấy:
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa năm 2021 có 35 câu thuộc kiến thức lớp 12 (chiếm 87,5%); 5 câu thuộc kiến thức lớp 11 (chiếm 12,5 %). Đề có 29 câu lí thuyết (72,5%) và 11 câu bài tập (27,5%).
Đề có độ phân hóa cao hơn so với đề minh họa, câu hỏi mức vận dụng xuất hiện sớm hơn từ câu 69.
Các câu hỏi dễ lấy điểm chủ yếu nằm trong các chuyên đề: este – lipit, đại cương kim loại, kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ - nhôm.
Các câu ở mức vần dụng cao để lấy điểm 9, 10 rơi vào các chuyên đề: este – lipit dạng bài toán tổng hợp este), tổng hợp hữu cơ (dạng toán hợp chất chứa N), tổng hợp vô cơ (bài tập sắt, đồng và hợp chất các chất tác dụng với H2SO4 đặc, nóng).
Câu hỏi về độ tan, một dạng hay xuất hiện trong kì thi HSG lớp 8,9 nhưng lần đầu tiên xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp THPT.
Những câu hỏi đếm như câu 70, 71 không quá khó, nhưng đòi hỏi HS phải có kiến thức thực tế mới làm đúng được.
Với đề thi năm nay, phổ điểm thí sinh đạt được từ 6 -7 điểm, cũng sẽ có nhiều thí sinh đạt được điểm 9,10.
Nguyễn Nhung
Đề thi môn Sinh có nhiều câu hỏi hay, mang đậm hơi thở cuộc sống
Nhận xét về môn Sinh học (mã đề 212), thầy Bùi Hữu Tuấn- giáo viên Trường THPT chuyên Chu Văn An (Bình Định) chia sẻ, nhìn tổng thể, đề thi bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Đề thi có cấu trúc tương tự như đề tham khảo mà Bộ GD&ĐT đã công bố. Đề thi gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm, với đầy đủ các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao; Trong số đó, có 4 câu thuộc chương trình lớp 11 và 36 câu trong chương trình lớp 12.
Câu hỏi được sắp xếp theo mức độ tăng dần độ khó. Khoảng 30 câu đầu là kiến thức thông hiểu, vận dụng; học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức sách giáo khoa là có thể làm tốt.
Câu hỏi vận dụng và vận dụng cao chủ yếu tập trung vào 10 câu cuối, với nội dung kiến thức thuộc phần sinh học 12 (cơ chế di truyền và biến dị, di truyền quần thể, sinh thái, tiến hóa, quy luật di truyền và di truyền người).
Có 4 câu hỏi thuộc mức độ vận dụng cao chiếm 10% đề thi. Các câu hỏi này thuộc các chương: quy luật di truyền và di truyền người, trong đó quy luật di truyền chiếm 3 câu, Di truyền người chiếm 1 câu.
Câu hỏi về Di truyền người không phải là câu chọn số đáp án đúng như đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020. 3 câu hỏi về quy luật di truyền có độ khó xấp xỉ đề thi tốt nghiệp THPT năm trước.
Đặc biệt, đề thi năm nay có những câu hỏi hay, mang hơi thở cuộc sống. Ví dụ, câu 110 hỏi về các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19; hoặc câu 106 hỏi về thí nghiệm hô hấp ở thực vật, câu 104 phân tích điễn thế sinh thái của quần xã…; Một số câu hỏi trong đề khá hay, có tính thực tiễn nhưng không hề khó, đánh đố.
Theo thầy Tuấn, đề thi có sự phân hóa, bảo đảm được cả 2 tiêu chí là xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH,CĐ. Đề nhẹ nhàng, phù hợp với điều kiện dạy học của các trường THPT trong bối cảnh Covid-19.
“Với đề thi này, học sinh nắm chắc kiến thức ở mức độ hiểu có thể đạt 5 – 7,5 điểm . Đây cũng là phổ điểm chủ yếu của năm nay đối với môn Sinh học” – thầy Tuấn nhận định.
Minh Phong
Đề thi môn Vật lý có tính phân loại cao, hiếm có điểm 10
Thầy Bùi Hữu Đại – GV Trường THPT Hoàng Mai 2 nhận xét, để Vật lý năm nay mặc dù kiến thức đều nằm trong chương trình SGK nhưng nhiều thí sinh sẽ gặp khó.
Lý do là đề có sự phân loại học sinh chỉ xét điểm tốt nghiệp hoặc xét tuyển đại học, tuy nhiên, mức độ phân hóa từ nhận biết – thông hiểu – vận dụng – vận dụng cao không theo phổ liên tục, dần đều. Câu hỏi nhận biết ít, và sớm chuyển sang mức độ thông hiểu.
Trong 30 câu đầu tiên của đề, không phải quá dễ để thí sinh có thể trả lời nhanh chóng, mà cần suy nghĩ, đọc kỹ để xác định đáp án đúng. Tuy không dễ dàng nhưng thí sinh ôn tập kỹ, nắm vững kiến thức cơ bản vẫn giải quyết được những câu hỏi trên.
Còn 10 câu sau của đề mức độ khó hẳn so với 30 câu trước. Ở đây không so sánh về câu khó nhất giữa đề này với đề kia hoặc so với đề năm trước, vì mức độ tương đương. Nhưng đối chiếu với đề thi tham khảo và đề thi thử của Sở GD&ĐT Nghệ An, thì số lượng câu vận dụng cao của đề thi Vật lý chính thức năm nay nhiều hơn. Điều này khiến cho ngay cả học sinh khá giỏi cũng vất vả. Sẽ có nhiều trường hợp thí sinh không kịp thời gian, cùng “đoán mò” phần câu hỏi vận dụng cao.
Trong 10 câu vận dụng, tập trung ở phần Dao động cơ, sóng cơ, dòng điện xoay chiều như đề thi minh họa. Nhưng có 1 câu về phần Vật lý hạt nhân là điều khá lạ, vì đề thi các năm trước, phần kiến thức này chỉ có 2 hoặc 3 câu hỏi ở mức độ dễ.
Câu hỏi kiến thức lớp 11 trong đề năm nay ở mức độ dễ. Song có 1 câu vận dụng cao về dao động điện từ của lớp 12 có liên quan đến kiến thức của phần điện trở lớp 11.
Theo thầy Bùi Hữu Đại, đề thi năm nay sẽ đáp ứng tốt mục tiêu xét tuyển đại học. Năm trước môn Vật lý không có nhiều điểm 10, nhưng năm nay, dự đoán điểm tuyệt đối còn hiếm hơn.
Hồ Lài
Đề Sinh học có câu hỏi vận dụng thực tế cuộc sống
Thầy cô tổ Tự nhiên – Hệ thống giáo dục Hocmai nhận định: Đề thi môn Sinh học có 90% số câu hỏi thuộc chương trình lớp 12, 10% số câu hỏi thuộc chương trình lớp 11, có 1 câu hỏi nằm trong chương trình lớp 10, ứng dụng vào thực tế phòng trừ Covid.
Có 70% số câu hỏi lí thuyết và 30% số câu hỏi bài tập; khoảng 60 % số câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, 40% số câu hỏi còn lại ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.
10% số câu hỏi thuộc mức độ vận dụng cao, xuất hiện 1 câu hỏi thuộc dạng bài mới (dạng bài Di truyền quần thể).
Có một số câu hỏi vận dụng thực tế vào cuộc sống chẳng hạn như: 104 mã đề 208 về vấn đề Covid-19.
Ngoài việc đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp, đề thi có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu xét tuyển đại học.
Có thể tham khảo ma trận đề và các nội dung kiến thức như sau:
Chuyên đề
Mức độ
Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Sinh học lớp 11
Chuyển hóa vật chất và năng lượng
1
1
1
Thực tế
3
Cơ chế di truyền và biến dị
2
4
1
1
8
Quy luật di truyền
3
2
4
2
11
Di truyền quần thể
1
Di truyền người
1 (không phả hệ)
1
Di truyền ứng dụng
2
1
3
Tiến hóa
3
1
1
5
Sinh thái
2
2
2
6
Sinh học cơ thể
1
1
Lớp 10 (Vi sinh vật)
x
0
Tổng
14
11
11
4
40
Nguyễn Nhung