Giáo viên chủ nhiệm chia sẻ về nghề từ trải nghiệm thực tế

GD&TĐ - Cô Trịnh Thị Hiên, giáo viên Trường THPT Minh Châu (Hưng Yên) chia sẻ các giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp từ trải nghiệm thực tế.

Cô trò Trường THPT Minh Châu (Hưng Yên) trong giờ học.
Cô trò Trường THPT Minh Châu (Hưng Yên) trong giờ học.

Lập kế hoạch công việc hợp lý

Lập kế hoạch là một trong những bước đầu tiên giúp giáo viên tối ưu hóa việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp. Cụ thể là lên kế hoạch cho từng tuần, từng tháng và từng học kỳ.

Việc này sẽ giúp giáo viên vạch ra được những việc cần làm, thời gian và cách thức thực hiện để hoàn thành công việc.

Bên cạnh đó, giáo viên cần phải sắp xếp công việc theo mức độ ưu tiên để đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc đúng hạn.

Đối với công tác chủ nhiệm, cần xây dựng kế hoạch rõ ràng và chi tiết cho từng giai đoạn trong năm học, đảm bảo hoạt động giáo dục được thực hiện đầy đủ và kịp thời.

Như đầu năm giáo viên bắt đầu nhận lớp, việc làm đầu tiên là nắm thông tin về học sinh; xây dựng Ban cán sự lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp; xây dựng nội quy lớp học tự quản và các hoạt động khác của lớp chủ nhiệm; đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả.

Xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh

Giáo viên cần thiết lập mối quan hệ tốt với học sinh, tạo điều kiện cho các em có thể gần gũi, trao đổi, thảo luận để giúp đỡ và hỗ trợ các em trong quá trình học tập.

Thầy cô làm công tác chủ nhiệm là những người trực tiếp quản lý, tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần to lớn trong việc giáo dục nhân cách của học sinh. Giáo viên vừa thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, vừa đảm nhiệm công tác chủ nhiệm đòi hỏi sự tận tâm, trách nhiệm, nỗ lực và kiên trì rất lớn.

Cô Trịnh Thị Hiên

Thầy cô cần lắng nghe và quan tâm đến những lo lắng, khó khăn của học sinh để giải đáp, hỗ trợ kịp thời. Cần tích cực tương tác, cung cấp phản hồi và hướng dẫn để học sinh cảm thấy được quan tâm và động viên, giúp nâng cao chất lượng học tập cũng như phát triển các kỹ năng cần thiết để tự học và phát triển bản thân.

Giáo viên chủ nhiệm phải là người gần gũi học sinh nhất, hiểu tâm tư tình cảm của các em, trực tiếp uốn nắn những hành vi sai trái của học sinh và giúp học sinh phát triển đúng hướng.

Tự học, nâng cao trình độ chuyên môn

Để nâng cao chất lượng giảng dạy và chủ nhiệm lớp, giáo viên cần được trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng phương pháp giảng dạy và kỹ năng quản lý lớp học.

Vì vậy, giáo viên cần thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn liên quan đến môn học mà mình giảng dạy và phát triển các kỹ năng nghiệp vụ.

Ngoài ra, giáo viên cần thường xuyên học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp; tích cực tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, hội thảo chuyên đề, sinh hoạt cụm, các chủ đề quản lý lớp học, định hướng nghề nghiệp cho học sinh để trau dồi, nâng cao kiến thức trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm.

Ảnh minh họa/ITN.

Ảnh minh họa/ITN.

Chăm sóc học sinh một cách toàn diện

Mỗi học sinh có đặc điểm, hoàn cảnh, thể chất, tâm lý, hành vi đạo đức, năng khiếu, sở thích… rất khác nhau. Nắm vững những đặc điểm trên, giáo viên có thể lựa chọn những biện pháp sư phạm phù hợp nhằm khơi dậy, phát huy những mặt mạnh sẵn có ở mỗi em.

Đồng thời, hình thành và phát triển thêm những phẩm chất để xây dựng cho học sinh tâm hồn, tình cảm phong phú, có cách nghĩ trong sáng, tấm lòng nhân hậu, năng lực và sức khỏe dồi dào để thích ứng cuộc sống độc lập và yêu cầu của thời đại.

Giáo viên quan tâm tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giúp học sinh được thư giãn, phát triển sức khỏe, rèn luyện kỹ năng mềm và tăng cường tinh thần đồng đội, tạo điều kiện cho các em phát triển toàn diện hơn.

Tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp giúp học sinh có được những thông tin cần thiết về các ngành nghề, trường đại học, cao đẳng... để có thể đưa ra quyết định học tập và nghề nghiệp đúng đắn phù hợp với năng khiếu, sở thích, khả năng, hoàn cảnh của mình.

Giáo viên chủ nhiệm cũng cần quan tâm đến tâm lý của các em, giúp các em xử lý các vấn đề liên quan đến tâm lý, tình cảm để có thể tiếp cận học tập một cách hiệu quả nhất.

Tích cực liên hệ với phụ huynh

Giáo viên cần tích cực liên hệ với phụ huynh, giải đáp các thắc mắc của phụ huynh, cập nhật thông tin về tình hình học tập của học sinh giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về tình hình học tập của các em thông qua gọi điện, vnedu, hay Zalo.

Họp phụ huynh thường xuyên là một cách hiệu quả để giáo viên có thể thông báo về tình hình học tập của học sinh và nhận phản hồi từ phụ huynh, trực tiếp giải đáp các thắc mắc của phụ huynh qua đó cùng phối hợp trong việc giáo dục các em.

Tóm lại, thông qua các giải pháp được đề xuất, giáo viên có thể tối ưu hóa quá trình hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và chủ nhiệm lớp, đồng thời nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và tạo môi trường học tập tích cực cho học sinh. Việc thực hiện những giải pháp này đòi hỏi sự tận tâm, nỗ lực và sự chủ động của mỗi giáo viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.

Đơn vị cung cấp Du Lịch Đỉnh - Khám Phá Trải Nghiệm uy tínTìm hiểu mbti và cách áp dụngmẫu cv xin việc file word miễn phí