Giáo viên chủ động về phương pháp sư phạm

Giáo viên chủ động về phương pháp sư phạm

Lựa chọn ngữ liệu

Bộ GD&ĐT và các trường đại học sư phạm đang triển khai nhiều lớp tập huấn giáo viên chuẩn bị cho Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Ở góc độ nhà trường, cô Nhiếp cho biết: Nhà trường cũng có phương án để đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nhằm dạy học hiệu quả Chương trình GDPT mới. Cụ thể, trong mỗi năm học, nhà trường đều xây dựng kế hoạch giáo dục. Việc các giáo viên đều có ý kiến, tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường là cách đào tạo, bồi dưỡng rất hiệu quả.

Ngoài ra, Ban giám hiệu phải kiểm soát những vấn đề mà giáo viên đang yếu và thiếu để bồi dưỡng, chẳng hạn như mời chuyên gia tập huấn. Sau đó, nhà trường tổ chức thực hành, đánh giá, rút kinh nghiệm. “Theo tôi, bồi dưỡng thông qua giao việc cụ thể là cách bồi dưỡng hiệu quả. Vì thế, giáo viên trong trường được làm, được nghe đánh giá, nhận xét để tự điều chỉnh rút kinh nghiệm cho bản thân” – cô Nhiếp nói.

Khẳng định việc mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa là chủ trương đúng đắn và phù hợp xu hướng trên thế giới, cô Nhiếp nhấn mạnh: Với quy định này, giáo viên sẽ được chủ động hơn trong việc lựa chọn các ngữ liệu, phương pháp sư phạm, để tổ chức dạy học cho học sinh.

“Chẳng hạn, như hiện nay việc dạy học, giáo viên vẫn chủ yếu phụ thuộc vào sách giáo khoa, coi sách giáo khoa là pháp lệnh và tài liệu tham khảo chủ yếu là sách hướng dẫn giáo viên. Nhưng với Chương trình, sách giáo khoa GDPT mới, trong một nội dung giáo viên có cơ hội để tham khảo nhiều sách giáo khoa và các tài liệu khác nhau, để thiết kế bài dạy và tổ chức hoạt động học. Theo đó, giáo viên buộc phải tự học nhiều hơn, phải năng động hơn và sáng tạo hơn” - cô Nhiếp dẫn giải, đồng thời nhấn mạnh: Sự thay đổi của giáo viên tác động đến sự thay đổi ý thức tự học và phương pháp học của học sinh. Các em cũng phải tự học, tự tìm hiểu kiến thức ở nhiều nguồn tài liệu khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Qua đó, các em cũng học được nhiều hơn kiến thức thực tế trong cuộc sống, giúp các em phát triển toàn diện.

Sách giáo khoa của Chương trình GDPT mới được viết theo hướng mở và giáo viên được chủ động lựa chọn các ngữ liệu, phương pháp sư phạm, để giảng dạy cho học sinh. Đây là điều kiện tốt để giáo viên lựa chọn được nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp với chính mình và với đối tượng học sinh. Thực tế, những năm qua, đa số đội ngũ giáo viên Trường THPT Yên Hòa cũng thiết kế và tổ chức giảng dạy theo hướng “mở” như Chương trình GDPT mới.

Cần sự đồng hành của phụ huynh

Cô Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội)
 Cô Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội)

Liên quan đến môn học Hoạt động trải nghiệm trong Chương trình GDPT mới, cô Nhiếp chia sẻ: Hoạt động trải nghiệm cũng nằm trong tổng thể kế hoạch giáo dục của nhà trường; có kế hoạch, có mục tiêu, có cách thức tổ chức hoạt động, có báo cáo sản phẩm… Các hoạt động trải nghiệm đó có thể là trải nghiệm các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm hoạt động giáo dục hướng nghiệp, trải nghiệm kiến thức của các môn học, các chuyên đề (đơn môn hoặc liên môn).

“Thực tế học sinh rất thích được học trải nghiệm vì các em được học, được làm, được thể hiện năng lực của bản thân dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên. Mỗi hoạt động trải nghiệm càng được xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết, chu đáo thì hiệu quả càng cao. Ví dụ như: Bước chuẩn bị, bước thực hiện, bước báo cáo… Mỗi bước phải rõ nhiệm vụ của giáo viên và học sinh” – cô Nhiếp chia sẻ. Như vậy, giáo viên càng sáng tạo, nắm bắt tâm lý học sinh tốt thì cách tổ chức hoạt động trải nghiệm càng thu hút, tạo hứng thú đối với các em.

Khi triển khai Chương trình GDPT mới, rất cần phụ huynh đồng hành, hỗ trợ nhằm giúp học sinh phát triển được các năng lực, phẩm chất theo mục tiêu chương trình đã đề ra, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống mới. Từ thực tế của Trường THPT Yên Hòa, cô Nhiếp cho rằng: “Cha mẹ học sinh sẽ đồng hành, ủng hộ các hoạt động giáo dục của nhà trường khi họ được biết và hiểu về kế hoạch giáo dục của nhà trường như thế nào? Nhà trường cần thông tin để cha mẹ học sinh biết tại sao lại xây dựng kế hoạch giáo dục như thế, học sinh sẽ được gì khi học chương trình giáo dục mà nhà trường xây dựng. Vào đầu năm học, nhà trường sẽ công khai kế hoạch giáo dục để cha mẹ học sinh được biết. Từ đó, phụ huynh có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình trong tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục.

“Điều quan trọng là, ban giám hiệu cần chân thành, cầu thị, lắng nghe góp ý của cha mẹ học sinh để có sự phối hợp, đồng hành tốt nhất khi thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Nhà trường chủ động cung cấp thông tin, sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ tới cha mẹ học sinh về đổi mới giáo dục ở Việt và trên thế giới”cô Nhiếp trao đổi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.