Bộ trưởng Quốc phòng Israel bất ngờ bị sa thải, biểu tình bùng nổ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Biểu tình rầm rộ đã diễn ra sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant hôm 26/3.

Biểu tình bùng nổ ở Israel sau khi Bộ trưởng Quốc phòng bị sa thải.
Biểu tình bùng nổ ở Israel sau khi Bộ trưởng Quốc phòng bị sa thải.

Sự việc diễn ra chưa đầy một ngày sau khi ông Gallant cố gắng ngăn chặn nỗ lực gây tranh cãi của Thủ tướng nhằm đại tu hệ thống tư pháp của quốc gia. Các cuộc biểu tình lớn đã nổ ra để lên án động thái này.

Ông Gallant là người đầu tiên trong nội các của ông Netanyahu bất đồng với Thủ tướng về kế hoạch đại tu hệ thống tư pháp gây nhiều tranh cãi.

Kế hoạch này giúp Thủ tướng có quyền kiểm soát nhiều hơn đối với việc lựa chọn các thẩm phán của Tòa án tối cao và hạn chế quyền lực của tòa án đối với Quốc hội. Tuy nhiên, nó gây ra sự chia rẽ giữa văn phòng Thủ tướng và quân đội.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel cảnh báo rằng tình trạng bất ổn đối với kế hoạch thâu tóm quyền lực của Thủ tướng đang khiến an ninh quốc gia gặp rủi ro và do đó ông không thể ủng hộ điều đó.

“Rạn nứt trong xã hội của chúng ta đang mở rộng và thâm nhập vào Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF)”, gây ra “mối nguy hiểm rõ ràng, tức thời và hữu hình đối với an ninh của nhà nước” - ông Gallant tuyên bố trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm 25/3 - “Tôi sẽ không tham gia vào việc này”.

Thủ tướng Netanyahu tuyên bố sa thải ông Gallant chưa đầy 24 giờ sau đó trong một tuyên bố hôm 26/3, gây ra một cơn bão phản đối. Hàng nghìn người Israel đã xuống đường ở Jerusalem để tố cáo điều mà nhiều người cho là hành động thái quá vô lương tâm của Thủ tướng.

Người biểu tình đã chặn đường cao tốc Ayalon của Tel Aviv ở cả 2 hướng, trong khi những người khác tập trung bên ngoài nhà các nghị sĩ Đảng Likud và các quan chức cấp cao khác.

Một nhóm các trường đại học Israel tuyên bố tổng đình công. Tổng lãnh sự Israel tại New York, Asaf Zamir, tuyên bố từ chức qua Twitter, thề sẽ “tham gia cuộc chiến vì tương lai của Israel để đảm bảo nước này vẫn là ngọn hải đăng của dân chủ và tự do trên thế giới.”

Ông Gallant là một cựu đặc công hải quân. Ông đã nhiều lần cảnh báo lãnh đạo của mình rằng nhiều người trong IDF đe dọa sẽ nghỉ việc, tạm thời hoặc vĩnh viễn, nếu đề xuất của Thủ tướng trở thành luật.

Quân đội cho biết đã nhận được một lá thư chung của 200 phi công dự bị thông báo rằng họ sẽ không thực hiện nhiệm vụ trong hai tuần tới để phản đối cuộc đại tu tư pháp của ông Netanyahu.

Tham mưu trưởng IDF Herzi Halevi thậm chí đã thừa nhận lực lượng dự bị bị kéo căng đến mức có thể phải giảm bớt một số hoạt động nhất định - các quan chức chính phủ nói với New York Times vào đầu tuần qua. Đây là một khả năng mà Thủ tướng không thể tưởng tượng được.

Cựu Thủ tướng Ehud Barak đã lên tiếng phản đối người kế nhiệm của ông hôm 26/3, dự đoán các cuộc biểu tình trong hàng ngũ lực lượng dự bị IDF sẽ gia tăng và kêu gọi ông Netanyahu từ chức. Việc sa thải Gallant “cho thấy ông ấy đã mất khả năng phán đoán và đánh giá thực tế” - ông Barak nói.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.