Bộ Nội vụ Pháp nhắc lại rằng ngày 19/1, có tới 1,12 triệu người đã xuống đường biểu tình. Ngày 31/1, số người biểu tình là 1,27 triệu và ngày 7/3, con số này là 1,28 triệu.
Tờ Le Monde cũng trích dẫn một bản tổng kết của Tổng Liên đoàn Lao động (CGT), theo đó 3,5 triệu người đã xuống đường biểu tình trên khắp cả nước.
Tại Paris, 119.800 người đã tham gia các cuộc biểu tình, theo Bộ Nội vụ, đây là một loại kỷ lục. Tối 23/3, một số người đã bị bắt giữ và các sĩ quan cảnh sát cũng bị thương trong các cuộc biểu tình – Theo Le Monde.
Ngày 23/3, các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra ở Paris nhằm phản đối cải cách lương hưu đã được thông qua. Phóng viên của Izvestia từ hiện trường cho thấy hàng chục nghìn người tham gia biểu tình. Đây là lần biểu tình thứ 9 từ giữa tháng 1, khi các tổ chức công đoàn lần đầu tiên đưa người ra đấu tranh chống lại việc tăng tuổi nghỉ hưu.
Vào giữa ngày, những người biểu tình bắt đầu đốt pháo tại Place de la Bastille ở Paris. Trong khi đó cảnh sát đã bắn hơi cay.
Luật tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64 tuổi đã được thông qua tại Pháp vào ngày 16/3. Văn bản đã được thông qua mà không cần bỏ phiếu tại quốc hội theo Điều khoản 49.3 của hiến pháp nước này.
Ngày 10/1, Thủ tướng Pháp Elisabeth Born trình bày một cuộc cải cách theo đó tuổi nghỉ hưu ở nước này sẽ tăng từ 62 lên 64 tuổi. Từ ngày 1/9/2023, thời gian nghỉ hưu sẽ tăng dần và đạt 64 tuổi vào năm 2030.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đe dọa giải tán Quốc hội trong trường hợp thiếu phiếu ủng hộ cải cách lương hưu. Trong khi đó, các hành động chống lại cải cách lương hưu đã được tổ chức trên khắp nước Pháp.