Nhóm nghiên cứu trọng điểm tạo "cú hích" cho sự phát triển trong NCKH

GD&TĐ - Theo PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng (Trưởng khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM), các nhóm nghiên cứu trọng điểm tại trường đã mang lại những kết quả ngoài sự mong đợi.

PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng với Công trình “Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa tại Việt Nam”.
PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng với Công trình “Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa tại Việt Nam”.

PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng (Trưởng khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM) và các cộng sự đã được chọn trao Giải thưởng Bảo Sơn năm 2019 với Công trình “Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa tại Việt Nam”. Đây là một giải thưởng danh giá trong NCKH và chuyển giao công nghệ.

PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng nhận Giải thưởng Bảo Sơn vào tháng 6/2020.
PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng nhận Giải thưởng Bảo Sơn vào tháng 6/2020.

Trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sắp tới, chia sẻ về vấn đề khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo của đất nước, PGS Nguyễn Tấn Dũng cho rằng việc hình thành nhóm nghiên cứu trọng điểm là một chủ trương quan trọng và đúng đắn của Bộ GD&ĐT, góp phần to lớn trong việc phát triển NCKH ở các trường ĐH nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung

Theo PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng, cùng với chủ trương của Bộ GD&ĐT, nhận định về những yêu cầu phát triển KH&CN của đất nước trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sắp xảy ra Ban lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã quyết định thành lập 6 nhóm nghiên cứu trọng điểm của trường về các lĩnh vực mũi nhọn như: Hóa học thực phẩm & Môi trường; Điện – Điện tử; Cơ khí; Cơ khí động lực; Xây dựng; Robot và trí tuệ nhân tạo.

Sau một thời gian dài hoạt động các nhóm nghiên cứu trọng điểm này đã mang lại những kết quả ngoài sự mong đợi. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã giải quyết nhiều bài toán kỹ thuật, công nghệ cho doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế doanh nghiệp, phát triển kinh tế quốc gia; đã công bố hơn 800 công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế uy tín, hàng trăm giáo trình và sách chuyên khảo nhằm phát triển KH&CN, phục vụ việc phát triển GD&ĐT của đất nước; đã tổ chức nhiều buổi hội thảo KH&CN quốc tế nhằm mục đích giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hội nhập quốc tế; hàng loạt kết quả công trình nghiên cứu đã chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước rất thành công.

"Các nhóm nghiên cứu trọng điểm với tinh thần làm việc nhóm, người trưởng nhóm là những người có uy tín trong khoa học là những chuyên gia đầu ngành nên các nghiên cứu của nhóm sẽ đạt được kết quả cao và chất lượng tốt. Nhờ đó, vị thế Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM ngày một nâng cao, NCKH luôn ở tốp đầu trong các trường đại học Việt Nam" - PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ.

Tuy nhiên để các nhóm nghiên cứu trọng điểm làm việc đạt kết quả tốt hơn nữa, PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng cho rằng cần quan tâm hỗ trợ thêm các vấn đề như: Có chính sách ưu tiên thực hiện các đề tài NCKH tại cơ sở; có chính sách hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm; có chính sách hỗ trợ về nhân sự của nhóm nghiên cứu; có chính sách hỗ trợ quảng bá, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ các kết quả nghiên cứu có chất lượng tốt.

Tính đến nay, công trình “Nghiên cứu & ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa tại Việt Nam” do PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng và các công sự thực hện đã triển khai ứng dụng vào thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu trên toàn quốc, đồng thời xuất khẩu qua Campuchia và Lào...

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ