Ngành An toàn thông tin trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

GD&TĐ - Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhiều thí sinh có thư hỏi: Với cuộc cách mạng 4.0 đó an toàn thông tin có tác dụng thế nào. Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh, việc đảm bảo an ninh an toàn thông tin có ý nghĩa ra sao?

Ngành An toàn thông tin trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Hộp thư tuyển sinh xin được trả lời:

Khái niệm “công nghiệp 4.0” được đưa ra vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover, của Đức và phản ứng dây chuyền lan ra các nước phát triển với các chương trình chiến lược về sản xuất khi những tiến bộ của KH&CN. Đặc biệt, đó chính là đột phá của công nghệ số trong những năm vừa qua, tiếp nối thành quả của cuộc cách mạng số hoá đã diễn ra mấy chục năm qua từ khi có máy tính. Những “phiên bản số”, với tiến bộ và sử dụng các cảm biến (sensor) việc số hoá đã có những bước tiến lớn, góp phần vào hiện tượng dữ liệu lớn và thúc đẩy công nghệ số tiến bộ. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà sự đột phá của công nghệ số thì an toàn thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Theo kết quả khảo sát của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính Việt Nam, hiện có hơn 50% các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đang thiếu nhân viên an toàn thông tin. Có 24% cơ quan, tổ chức phải thuê các đơn vị chuyên nghiệp bảo vệ an ninh thông tin, hơn 83% các cơ quan Nhà nước muốn có khung chương trình đào tạo về an toàn thông tin thống nhất cả nước. Điều này cho thấy, ngành An toàn thông tin trở thành một trong những ngành học quan trọng và được nhiều người quan tâm, đặc biệt trong kỷ nguyên mà kỹ thuật số chiếm phần quan trọng như hiện nay.

Ngành học về An toàn thông tin hiện nay được đào tạo thế nào, có uy tín không, hứa hẹn tương lai của thị trường lao động này?

Hộp thư tuyên sinh xin trả lời:

Theo lý giải của các chuyên gia trong lĩnh vực này, nếu Công nghệ thông tin đòi hỏi sự am hiểu về công nghệ và kỹ năng thuần thục thì An toàn thông tin còn đòi hỏi cao hơn, không chỉ kiến thức, mà còn các kỹ năng thực hành, sự nhạy bén với tình thế, cũng như khả năng ứng phó tức thời, thêm nữa là một năng lực tiếng Anh để có thể luôn cập nhật kiến thức, chủ động trong công việc. Ở Việt Nam, chưa có nhiều trường đại học đào tạo kỹ sư An toàn thông tin, nhưng những trường đào tạo lĩnh vực này đều là uy tín và chất lượng.

Với các kỹ năng được đào tạo bài bản, kỹ sư chuyên ngành An toàn thông tin có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các vị trí như: Chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng, Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, Chuyên gia phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính, Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin… Những công việc này đang được giới trẻ ưa thích, tuy nhiên để theo học thì lại không đơn giản chút nào.

Có thể nói, cơ hội việc làm cho các kỹ sư tốt nghiệp ngành học này là không ít, chính vì cần phải có sự an toàn tuyệt đối trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mà yêu cầu này có ở tất cả các ngành nghề, trong quản lý và giao tiếp ở các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, ngân hàng đều cần nhân lực cho An toàn thông tin. Chính vì đặc thù quan trọng như vậy nên họ luôn muốn tuyển dụng những người có chuyên môn, kỹ năng tốt trong lĩnh vực này để giúp thông tin của họ được an toàn và bảo mật tốt nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.