Liên kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp: Tìm kiếm mô hình mở, linh hoạt

GD&TĐ - Bảo đảm đủ số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực rất quan trọng do cạnh tranh lao động; căng thẳng về nhân lực chất lượng cao ngày một gia tăng, khiến cho sự phát triển của doanh nghiệp bị hạn chế. Thực tế cho thấy, cần có những giải pháp hiệu quả nhằm xây dựng mối liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dụca nghề nghiệp (GDNN) theo hướng mở, linh hoạt.  

Hợp tác với DN trong sản xuất thực tế là một hướng mở, linh hoạt trong GDNN
Hợp tác với DN trong sản xuất thực tế là một hướng mở, linh hoạt trong GDNN

Trách nhiệm từ hai phía

Thời gian qua, GDNN đã bắt đầu chuyển từ đào tạo thụ động theo hướng “cung” sang đào tạo năng động theo hướng “cầu” của thị trường. Tuy nhiên, cùng với những kết quả tích cực, vẫn còn một số hạn chế, trong đó: Cơ cấu nghề đào tạo còn chưa phù hợp với nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp (DN); thiếu lao động có trình độ kỹ thuật, kỹ năng nghề cao.

Chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế so với yêu cầu thực tế công nghệ sản xuất của DN; nội dung chương trình, giáo trình chưa gắn với nhu cầu tuyển dụng và chưa phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất.

TS Đoàn Như Hùng - Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai, đánh giá: Người lao động qua đào tạo nghề, kỹ năng thực hành và khả năng thích ứng với sự thay đổi công nghệ, kỹ năng sống hòa nhập vào môi trường văn hóa DN còn hạn chế.

Do đó, nhiều HS, SV sau tốt nghiệp gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Các DN khó khăn trong tuyển dụng lao động đạt yêu cầu sản xuất, sau tuyển dụng nhiều DN phải tổ chức đào tạo lại mới có thể sử dụng được lao động. DN cũng chưa xác định rõ trách nhiệm tham gia các hoạt động đào tạo nghề. Liên kết đào tạo giữa cơ sở GDNN với các DN chưa tác động đến hoạt động đào tạo.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do nhiều DN chưa quan tâm đến đào tạo và sử dụng lao động, mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và DN còn lỏng lẻo, bột phát, chưa có chính sách và giải pháp liên kết đào tạo phù hợp.

Mô hình mở, linh hoạt

Với quan điểm chất lượng đào tạo là một quá trình, UNESCO đã đưa ra mô hình đào tạo trong đó có các thành phần: Đầu vào: Tuyển sinh, giáo viên, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất…; Quá trình dạy và học; Đầu ra: Người học tốt nghiệp, thỏa mãn nhu cầu cá nhân và đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 định hướng: “Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các DN, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nhân lực theo nhu cầu xã hội”. Đây là những điểm quan trọng đối với phát triển GDNN.

Mục tiêu là hướng tới chất lượng giữa cơ sở GDNN và DN cần thực hiện liên kết đào tạo với tất cả các yếu tố trên. Đồng thời quan tâm thích ứng, mềm dẻo và linh hoạt đến tác động của bối cảnh với phạm vi rộng và đa dạng hơn như các vấn đề liên quan đến thể chế, chính sách, dân cư, môi trường phát triển kinh tế, xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật, hội nhập quốc tế, đối tác cạnh tranh, đầu tư cho dạy nghề…

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng mô hình tiếp cận này được xem là có ưu thế hơn trong việc triển khai liên kết giữa cơ sở GDNN với DN theo hướng mở và linh hoạt.

Sự phát triển của nền kinh tế tri thức cùng sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ làm cho GDNN khó theo kịp với môi trường làm việc đang biến động hàng ngày.

Do đó, đã có nhiều mô hình liên kết đào tạo giữa cơ sở GDNN với DN xuất hiện trong xu hướng phát triển GD mở, linh hoạt như: Mô hình 2+2 trong hệ thống GDNN của Na Uy, HS có 2 năm học tại trường và 2 năm học thực tế tại nhà máy hoặc DN; Hệ thống đào tạo “kép” trong hệ thống đào tạo nghề của CHLB Đức; Hệ thống dạy nghề 2+1 của Hàn Quốc; GD hướng nghiệp, dạy nghề ở Nhật Bản…

Đây là những mô hình liên kết đào tạo mở, linh hoạt hiệu quả mà Việt Nam có thể nghiên cứu, học tập kinh nghiệm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.