Kinh nghiệm “vàng” giúp Quảng Trị phát triển giáo dục dân tộc

GD&TĐ -Ngành GD&ĐT Quảng Trị có hơn 28% HS là người dân tộc. Chính vì vậy, công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc được coi như “chìa khóa” để phát triển giáo dục dân tộc và chất lượng giáo dục toàn diện.

Tăng cường tiếng Việt là chìa khóa để phát triển giáo dục dân tộc.
Tăng cường tiếng Việt là chìa khóa để phát triển giáo dục dân tộc.

Tập trung nguồn lực cho tăng cường tiếng Việt

Ông Phan Hữu Huyện - Trưởng phòng GD Tiểu học, Sở GD&ĐT Quảng Trị cho biết: Gần 3 năm tổ chức thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến 2025” ngành GD&ĐT đã tập trung mọi nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp trong công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc (HS DT).

Cụ thể, ngành GD&ĐT đã tăng cường tuyên truyền củng cố kết quả huy động trẻ DTTS đến trường đầy đủ và tổ chức học 2 buổi/ngày giúp trẻ có thời gian, cơ hội được tăng cường tiếng Việt.

Cùng đó, các nhà trường đã chú trọng mua sắm học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, xây dựng môi trường và không gian học tiếng Việt, đảm bảo 100% HS DTTS được cấp phát, mượn sách giáo khoa, vở tập viết.

Các đơn vị thực hiện đúng chương trình, kế hoạch dạy học, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, điều kiện của từng địa phương, từng điểm trường.

Chủ động điều chỉnh ngữ liệu và nội dung bài học phù hợp với đối tượng, tăng cường sử dụng phương pháp đọc hiểu trong dạy tập đọc đối với HS DTTS…

Tập huấn thường xuyên cho GV đang giảng dạy cho HS DT
Tập huấn thường xuyên cho GV đang giảng dạy cho HS DT 

Đặc biệt, việc bố trí đội ngũ CBQL, GV tại các đơn vị có đông trẻ em người DTTS được quan tâm... 

Ngoài ra Sở GD&ĐT và hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị đã dành nhiều suất học bổng cho HSDT, đặc biệt là HS ở các lớp ghép để hạn chế học sinh bỏ học…

Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với nhà giáo, công tác cán bộ quản lý giáo dục ở các trường chuyên biệt, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cũng như đối với HS trường dân tộc nội trú.       

Để ngôn ngữ không trở thành rào cản

Với phương châm không để ngôn ngữ trở thành rào cản đối với HS DTTS nên việc tăng cường rèn luyện kĩ năng giao tiếp tiếng Việt cho HS bằng các hình thức và nội dung phong phú luôn được triển khai.

Cụ thể, sở GD&ĐT đã tập trung chỉ đạo để 100% xã có các trường, lớp mẫu giáo, mầm non độc lập hoặc gắn với trường tiểu học. Tạo điều kiện cho trẻ em 5 tuổi được vào học lớp mẫu giáo, tổ chức tốt các lớp dạy tập nói tiếng Việt cho HS DT trước khi huy động vào lớp 1.

Vận động HS giao tiếp bằng tiếng Việt tại trường lớp và cộng đồng
Vận động HS giao tiếp bằng tiếng Việt tại trường lớp và cộng đồng 

Tổ chức tốt “Ngày hội giao lưu tiếng Việt cho học sinh dân tộc” nhằm tạo môi trường giáo dục tích cực, thân thiện; chú trọng hoạt động tăng cường tiếng Việt cho các em HS DTTS. 

Ngoài ra, “Ngày hội đọc sách” nhằm tăng cường kĩ năng đọc hiểu cho HS DT, các hoạt động tập thể như trò chơi, múa hát để HS DT dễ dàng tiếp thu tiếng Việt; Tạo nhiều môi trường giao tiếp tiếng Việt ở gia đình, trong cộng đồng... cũng được tổ chức thường xuyên.

Tại cộng đồng, GV vận động cộng đồng giao tiếp với HS bằng tiếng Việt, phối hợp với các đoàn thể để tổ chức tốt các hoạt động tập thể.

Tổ chức tốt ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng các tiện ích, phần mềm, tư liệu, hình ảnh để nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt; tổ chức có hiệu quả phụ đạo cho HS DTTS chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng để không có trình trạng học sinh ngồi nhầm lớp...

Không chỉ tăng cường tiếng Việt ở trường lớp, tại gia đình GV cũng hướng dẫn HS tổ chức góc học tập thuận lợi, sử dụng sách báo, tranh ảnh để hỗ trợ học tiếng Việt. Nhắc nhở HS nghe đài, xem ti vi và trao đổi nội dung nghe, đọc được với người thân, với bạn bè, thầy cô hoặc nhân viên hổ trợ GV.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ