Học trải nghiệm trong rừng ngập mặn

GD&TĐ - Không chỉ được làm quen với các loài thực vật, động vật trên cạn và dưới nước, được nhận thức thêm những bài học sinh động tích hợp các môn Sinh vật, Địa lý, Lịch sử, HS còn có dịp hiểu hơn những giá trị về truyền thống lịch sử mà nhiều thế hệ cha anh đã để lại. 

Học sinh tham quan bảo tàng rừng ngập mặn
Học sinh tham quan bảo tàng rừng ngập mặn

Chuyến đi trải nghiệm, học tập, sáng tạo tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, TPHCM đã mở ra một không gian mới cho học sinh khối 11 Trường THPT Lê Thánh Tôn, Q.7. 

Bục giảng là rừng đước

Trong cảm nhận của Nguyễn Tuấn Kiệt – HS lớp 11A2, Cần Giờ là vùng đất ngập mặn nằm sát bờ biển với thảm thực vật đặc trưng như cây đước, cây mắm, cây bần bạt ngàn màu xanh. Nơi đây còn là dấu tích anh hùng của nhiều đơn vị đặc công mà tiêu biểu là đặc công Rừng Sác với hình ảnh những người chiến sĩ “nếm mật nằm gai” chịu đựng cuộc sống đầy khó khăn trong rừng rậm nhưng đã làm cho kẻ thù kinh hồn bạt vía.

Trong số 600 HS học trải nghiệm chỉ có khoảng vài chục em là may mắn đã cùng gia đình về huyện ngoại thành Cần Giờ đi du lịch trước đó, vì thế hầu hết các em đều náo nức và nhiệt tình tham gia. Ngay khi xe vừa qua phà Bình Khánh để thẳng tiến trên con đường nhựa rộng thênh thang, cả thầy và trò cảm thấy tâm hồn thật thư thái khi bỏ lại phía sau sự ồn ào, chật chội của cuộc sống đô thị. Từng cây cầu sơn trắng thanh thoát qua mỗi con sông nước trong xanh như mỗi trang sách mở ra từng bài học mới mà đầu tiên là bài học về khu dự trữ sinh quyển vùng đất Cần Giờ.

Mặc một chiếc áo màu xanh bao la của nhiều loại cây mà tiêu

Như một hệ tuần hoàn khép kín, nhiều loại thủy sinh đã biết nương tựa vào “người hàng xóm tốt bụng” để sinh tồn, đó là các loài động vật đặc trưng như khỉ, tắc kè, rắn, chim, bướm (trên cạn) cá sấu hoa cà, thòi lòi, kỳ đà nước (dưới nước)... Bài học về sinh vật không chỉ nằm lặng lẽ trên bục giảng mà đã có sức hấp dẫn từ những điều mà các em đang được trải nghiệm giữa thực tế sinh động “mãi mãi xanh tươi như cây đời”.

biểu nhất là cây đước, rừng Cần Giờ như mời chào du khách đến đây để khám phá thêm bao điều mới lạ. Được hít thở không khí trong lành, mát mẻ các em mới hiểu rõ hơn cách nói ví von về rừng Cần Giờ là “lá phổi xanh” của TPHCM. Được hướng dẫn viên du lịch giới thiệu tỉ mỉ, các em bắt đầu khám phá đặc trưng của các loài cây rừng ngập mặn, mà ấn tượng nhất là sức sống bền bỉ loài thực vật nước lợ trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt.

Tuy nhiên, phải đến khi đặt chân đến Khu du lịch sinh thái Dần Xây và Rừng phòng hộ Cần Giờ, các em mới tận “tai nghe mắt thấy” về gia tài quý báu của thảm thực vật nơi đây. Đó là cây bần trắng, mắm trắng, su ổi, trang, bưng, bần chua, ô rô... chen chúc nhau vươn lên đón ánh mặt trời.

Học ở rừng ngập mặn Cần Giờ
Học ở rừng ngập mặn Cần Giờ 

Thu hoạch nhiều cảm xúc

Đưa thầy trò Trường THPT Lê Thánh Tôn vào sâu trong Khu di tích chiến khu Rừng Sác là một con đường đất nằm hiền hòa dưới bóng rừng đước. Phụ họa với câu nói của một phụ huynh: “Bần đi trước, đước theo sau” chỉ sự phát triển theo quy luật tự nhiên của thảm thực vật rừng ngập mặn, một thầy giáo ngâm nga câu thơ của Tố Hữu: “Đước đã mọc thành rừng gỗ quý” như muốn khẳng định sự trở mình lớn mạnh của vùng đất nghèo khó này.

Cuộc sống gian khổ thầm lặng của các chiến sĩ đặc công đã hiện ra trước mắt khi thầy trò thấy những tượng sáp của tổ trinh sát, tổ cứu thương 2 bên đường đi do khu di tích dựng nên. Bài học về khu căn cứ cách mạng Rừng Sác như hoạt động của đoàn 10 đặc công với nhiều chiến công đã đi vào huyền thoại bây giờ không còn nằm trên trang sách mà tất cả đã biết “cựa mình” qua tiết học lịch sử giữa bạt ngàn rừng đước. Bục giảng hôm nay là bức phù điêu về đội đặc công Rừng Sác nhuộm màu vàng cao lớn tỏa khói hương nghi ngút làm cho “giờ học” càng thêm nghiêm trang.

Với nhiều kiến thức về lịch sử, anh Đặng Văn Hiếu – hướng dẫn viên khu du lịch đã trở thành thầy giáo không cần giáo án với những lời thuyết trình dào dạt cảm xúc. Không cần giám thị nhắc nhở, cả lớp học hàng trăm em ngồi trật tự, không nghe một tiếng nói chuyện riêng.

Trước đó 1 giờ các em hồn nhiên, tinh nghịch thì giờ đây như một con người khác, trang nghiêm kính trọng trước anh linh thiêng liêng của các anh hùng liệt sĩ mà lúc đó họ cũng chỉ 18 đôi mươi trong trẻo như các em bây giờ. Có em mắt nhòa lệ, có em cúi xuống như che giấu nỗi xúc động khó kìm nén. Trong lồng ngực mọi người lúc này có nhiều cảm xúc dâng trào khó tả mà bài học lịch sử kiên cường và đau thương đã để lại.

Không có phòng thí nghiệm, không có phòng chức năng nhưng “đồ dùng dạy học” ở đây rất phong phú để các em mặc sức trải nghiệm. Đó là những căn nhà nhỏ mọc giữa rừng đước khắc nghiệt như trạm công binh, trạm cứu thương, trạm thông tin mà bộ đội đặc công từng sinh hoạt với những dụng cụ tự chế rất sáng tạo. Bài học khép lại trong tiếng vỗ tay vang lên, các em càng hiểu được ý nghĩa câu thơ trong bài thơ Việt Bắc: “Núi giăng thành lũy sắt dày/ Rừng che bộ đội rừng vây quân thù” giữa rừng đước mênh mông.

Sau buổi học trong rừng đước, cảm xúc vẫn còn đọng mãi trong lòng em Nguyễn Lê Hồng Vinh - lớp 11A3: “Chuyến đi đã để lại cho chúng em nhiều giá trị hơn về cuộc sống, mở mang những kiến thức về văn chương, lịch sử, địa lý, sinh học. Cũng từ những chuyến đi này mà giờ học tiếp chúng em càng hứng thú hơn”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ