Chiến lược phát triển GD Việt Nam 10 năm tới cần đáp ứng những yêu cầu gì?

GD&TĐ - Ngày 14/1, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc họp với Hội đồng tuyển chọn đề tài nghiên cứu xây dựng Khung chiến lược phát triển GD&ĐT Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030. 

​Nhóm nghiên cứu báo cáo dự thảo Khung chiến lược phát triển GD&ĐT Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030.
​Nhóm nghiên cứu báo cáo dự thảo Khung chiến lược phát triển GD&ĐT Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030.

Dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An, các thành viên Hội đồng tư vấn, chuyên gia phản biện độc lập, đại diện các Cục, Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT, Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ.

Phát biểu tại đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu xây dựng khung chiến lược phát triển GD&ĐT Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030.

Theo đó, chiến lược phải đáp ứng nguyên tắc, phản ánh định hướng, mục tiêu, hoạt động giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân trong đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; phù hợp với xu hướng quốc tế, đồng thời xây dựng chỉ số phát triển con người Việt Nam phải có những điểm chung với chỉ số phát triển con người của thế giới và mang đầy đủ những đặc thù, bản sắc dân tộc Việt.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho nhóm nghiên cứu đề tài
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho nhóm nghiên cứu đề tài

Bộ trưởng nêu rõ tiến độ xây dựng đề tài: đến năm 2020 phải xây dựng hoàn thiện chiến lược phát triển GD&ĐT Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành trong năm 2021.

Hướng đến mốc kỉ niệm tròn 100 năm thành lập nước Việt Nam (1945 – 2045), Thủ tướng đã giao cho các Bộ, ngành xây dựng chiến lược phát triển quốc gia giai đoạn 2021- 2030 tầm nhìn đến 2045; Chiến lược phát triển GD&ĐT Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 nằm trong kế hoạch trên đây của Chính phủ.

Do vậy, để chuẩn bị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu nhóm nghiên cứu trình bày ý tưởng, đề xuất dự thảo khung chiến lược để các thành viên hội đồng, các chuyên gia phản biện độc lập, các Cục, Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa học – Công nghệ cho ý kiến để hoàn thiện khung chiến lược.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc họp
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc họp

Trong đó có cấu trúc, nội dung, mục tiêu chiến lược… đảm bảo cho quá trình xây dựng chỉ số, mục tiêu đề ra của chiến lược giáo dục quốc gia trong giai đoạn phát triển 10 năm tới và tầm nhìn xa 25 năm.

Theo Bộ trưởng, đề tài NCKH này đã tích hợp nhiều nội dung của các đề tài lớn mà ngành đang thực hiện; nhất là đề tài về triết lý giáo dục, chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam phải thể hiện được tầm nhìn, sứ mạng, triết lý giáo dục Việt Nam trong giai đoạn phát triển.

Nhóm nghiên cứu cần đề xuất dự thảo khung chiến lược, mục tiêu, nội dung đảm bảo sự tin cậy trong việc khảo sát, chỉ số đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ GD&ĐT làm đầu mối nhằm quy tụ các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước để xây dựng khung chiến lược phát triển GD&ĐT Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 một cách có lộ trình, bước đi rõ ràng, phản ánh đúng tầm của chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 10 năm tới, tầm nhìn 25 năm đến 2045.

Tại cuộc họp, thành viên tổ tư vấn, chuyên gia phản biện độc lập và đại diện các Cục, Vụ chức măng đã nêu ý kiến phản biện, đóng góp để xây dựng dự thảo khung chiến lược phát triển GD&ĐT Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.