Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT: "Sẽ chấm kiểm tra đối với những bài thi điểm cao"

Ông Nguyễn Huy Bằng (Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT): Phần mềm chấm thi cũng đã được nâng cấp, cải tiến.
Ông Nguyễn Huy Bằng (Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT): Phần mềm chấm thi cũng đã được nâng cấp, cải tiến.

PV: Nhìn lại những ngày thi vừa qua, Bộ GD&ĐT có đánh giá như thế nào, đặc biệt về công tác coi thi, thưa ông?

Ông Nguyễn Huy Bằng: Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức đánh giá đầy đủ. Tuy nhiên, đánh giá bước đầu cho thấy đến thời điểm này đã thực hiện được chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về một kỳ thi nghiêm túc, đúng quy chế, nhẹ nhàng, không căng thẳng.

Ông Nguyễn Huy Bằng (Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT): Phần mềm chấm thi cũng đã được nâng cấp, cải tiến

Qua kiểm tra trực tiếp của Bộ GD&ĐT tại các hội đồng thi vừa qua, có thể thấy tất cả những chỉ đạo của Bộ đã được các địa phương nghiêm túc triển khai. Việc phối hợp giữa các địa phương và các trường ĐH cũng rất suôn sẻ, trách nhiệm cao. Bước đầu cho thấy từ đề thi, cách thức tổ chức, công tác phối hợp, hậu cần,… đều đã được triển khai theo đúng kế hoạch.

- Bên cạnh những việc đã làm tốt, theo ông, có những điều gì cần rút kinh nghiệm?

- Bên cạnh sự vào cuộc rất nghiêm túc, quyết liệt, trách nhiệm cao với Kỳ thi đã được thể hiện từ Bộ GD&ĐT tới các địa phương, các bộ, ngành liên quan; vẫn còn đâu đó một số hiện tượng như báo chí đã nêu. Ví dụ, vẫn còn sơ suất trong việc phát đề, thiếu đề… Tuy là những hiện tượng nhỏ, nhưng phần nào thể hiện sự chưa “đều tay” của lực lượng làm thi. Đó là bài học cần rút kinh nghiệm. Dù năm nay Bộ GD&ĐT đã rất chú trọng tập huấn, tuy nhiên số lượng thí sinh thi đông, những sơ suất như vậy rất đáng tiếc.

Thí sinh dự Kỳ thi THPT quốc gia 2019 bằng thực lực. Ảnh: Lê Tùng.

 Thí sinh dự Kỳ thi THPT quốc gia 2019 bằng thực lực. Ảnh: Lê Tùng.

- Hội đồng thi ở tỉnh Phú Thọ vẫn có một thí sinh mang lọt điện thoại vào phòng thi và chụp đề gửi ra ngoài. Mặc dù đã phát hiện kịp thời nhưng điều này có thể rút kinh nghiệm như thế nào cho kỳ thi năm sau, thưa ông?

- Sự việc này cho thấy vẫn còn có sự kiểm soát chưa chặt chẽ tuyệt đối dẫn tới có một thí sinh mang điện thoại được vào phòng thi. Vấn đề này đã được Bộ GD&ĐT quan tâm từ rất sớm, đã có tập huấn, chỉ đạo rất quyết liệt.

Trên thực tế, số lượng thí sinh vi phạm quy chế năm nay đã giảm hơn năm ngoái, còn để đạt được mức tuyệt đối thì chúng ta cần phải cố gắng rất nhiều.

Thí sinh được sinh viên tình nguyện chào đón tại hội đồng thi. Ảnh: Lê Tùng.
 Thí sinh được sinh viên tình nguyện chào đón tại hội đồng thi. Ảnh: Lê Tùng.


- Công tác chấm thi sắp tới sẽ được triển khai như thế nào, giám sát ra sao, để tránh xảy ra sự việc đáng tiếc như năm ngoái, thưa ông?

- Bộ GD&ĐT đã có sự chủ động từ rất sớm trong việc sửa đổi Quy chế thi. Cụ thể, năm nay các trường ĐH sẽ trực tiếp chấm thi trắc nghiệm, bên cạnh chấm thi tự luận vẫn do sở GD&ĐT đảm nhiệm. Phần mềm chấm thi cũng đã được nâng cấp, cải tiến, tránh những yếu tố năm ngoái đã bị lợi dụng gây ra tiêu cực. Năm nay, trong tập huấn, Bộ GD&ĐT đã làm sớm và rất kỹ những nội dung này, công tác thanh tra, kiểm tra cũng được đặc biệt chú ý.

Cho đến hôm nay chúng tôi đã tổ chức đoàn thanh tra đến tất cả 63 hội đồng thi trong toàn quốc để trực tiếp thanh tra đối với hoạt động chấm thi. Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các Sở GD&ĐT chủ động thanh tra theo thẩm quyền.

- Ông có thể nói cụ thể hơn về việc chấm kiểm tra bài thi?

- Sẽ chấm kiểm tra cuốn chiếu 5% để đánh giá. Nhưng năm nay có thêm điểm mới là Bộ GD&ĐT yêu cầu chấm kiểm tra với những bài thi điểm cao.

- Xin cảm ơn ông!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.