Bồi dưỡng hơn 1.600 giáo viên phổ thông cốt cán tại Trường ĐHSP Hà Nội 2

GD&TĐ - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã phối hợp hoàn thành việc tổ chức bồi dưỡng cho 1619 giáo viên phổ thông cốt cán năm 2020.

Các giáo viên cốt cán làm việc nhóm trong giờ bồi dưỡng Môđun 2 môn Ngữ văn.
Các giáo viên cốt cán làm việc nhóm trong giờ bồi dưỡng Môđun 2 môn Ngữ văn.

Thực hiện kế hoạch của Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (Chương trình ETEP), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo của 7 tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang vừa hoàn thành việc tổ chức bồi dưỡng cho 1619 giáo viên phổ thông cốt cán năm 2020.

Đây là khóa bồi dưỡng mô-đun 2 trong khuôn khổ Chương trình ETEP, mục tiêu là hướng dẫn sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cho giáo viên phổ thông cốt cán để triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mô-đun 2 được chia làm 4 đợt bồi dưỡng với sự tham gia của 1382 GV THCS cốt cán và 247 GV THPT cốt cán. Thời gian bồi dưỡng từ 26/10 – 08/11/2020 tại Trường ĐHSP Hà Nội 2.

Trong đợt bồi dưỡng này, giáo viên phổ thông cốt cán đã tự nghiên cứu tài liệu trên hệ thống bồi dưỡng LMS trong 5 ngày, sau đó có 3 ngày được bồi dưỡng trực tiếp tại Trường ĐHSP Hà Nội 2. Các giáo viên cốt cán được trao đổi trực tiếp với giảng viên sư phạm chủ chốt. Sau khi hoàn thành bồi dưỡng trực tiếp, học viên sẽ có 7 ngày để tiếp tục tự hoàn thành các bài tập trên hệ thống LMS với sự hỗ trợ của giảng viên sư phạm chủ chốt.

Cô Hoàng Thị Quỳnh Liên - Giáo viên Trường THPT Trần Nhật Duật, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Cô Hoàng Thị Quỳnh Liên - Giáo viên Trường THPT Trần Nhật Duật, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Chia sẻ về khóa bồi dưỡng, cô giáo Hoàng Thị Quỳnh Liên, Trường THPT Trần Nhật Duật, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho biết: “Chương trình bồi dưỡng Môđun 2 có tài liệu trực tuyến rõ ràng và nội dung giảng dạy trực tiếp giúp cho học viên dễ dàng tự học, tự nghiên cứu. Các giảng viên sư phạm cốt cán của Trường ĐHSP Hà Nội 2 luôn hỗ trợ nhiệt tình, chu đáo và cụ thể cho giáo viên. Học liệu trên hệ thống LMS có các video hướng dẫn nội dung chất lượng tốt, hệ thống bài tập vận dụng phù hợp với nội dung mô-đun 2”.

Thầy giáo Nguyễn Đức Chung - Trường PTDT Nội trú THCS & THPT Bắc Quang - huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

Thầy giáo Nguyễn Đức Chung - Trường PTDT Nội trú THCS & THPT Bắc Quang - huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

Thầy giáo Nguyễn Đức Chung - Trường PTDT Nội trú THCS & THPT Bắc Quang - huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang chia sẻ: “Các giảng viên sư phạm chủ chốt truyền đạt kiến thức khoa học, chính xác, rõ ràng các nội dung của mô-đun 2, với tinh thần nhiệt tình, tận tậm và trách nhiệm cao. Phương pháp truyền đạt sư phạm mẫu mực, giúp phát triển năng lực của mỗi học viên”. Nói về việc kết nối giữa các giáo viên phổ thông cốt cán, thầy Chung cho biết: “Qua các đợt tập huấn chúng tôi được kết nối với nhau qua trang Trường học kết nối của Bộ GD&ĐT, qua zalo của nhóm, cùng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Ở tại địa phương, chúng tôi trao đổi trực tiếp qua những hội thảo liên trường, học hỏi các đồng nghiệp ở những môi trường tốt và thuận lợi hơn. Ở trường chúng tôi giúp đỡ đồng nghiệp qua các cuộc họp chuyên môn và những đợt tập huấn”.

Thầy giáo Nguyễn Mạnh Cường - Trường THPT số 1 Văn Bàn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Thầy giáo Nguyễn Mạnh Cường - Trường THPT số 1 Văn Bàn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Thầy giáo Nguyễn Mạnh Cường - Trường THPT số 1 Văn Bàn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai cho biết: “Khi bắt đầu quá trình bồi dưỡng trực tiếp, chúng tôi lập nhóm zalo, có gì còn băn khoăn chúng tôi hỏi và được các giảng viên sư phạm chủ chốt trả lời cụ thể, chi tiết. Khi tham gia bồi dưỡng Môđun 2, chúng tôi đã được các thầy cô Trường ĐHSP Hà Nội 2 hướng dẫn tận tình, nên việc tiếp cận hệ thống học liệu ở mô-đun 2 đã trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn hệ thống học liệu LMS có thể chia sẻ với giáo viên phổ thông đại trà, để quá trình bồi dưỡng tại địa phương có hiệu quả hơn”.

Các giáo viên cốt cán làm việc nhóm trong giờ bồi dưỡng môn Toán

Các giáo viên cốt cán làm việc nhóm trong giờ bồi dưỡng môn Toán

Đánh giá về đợt bồi dưỡng này, PGS.TS Nguyễn Quang Huy – Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Nhà trường đã chuẩn bị cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin tốt nhất hiện có để phục vụ bồi dưỡng. Đội ngũ giảng viên cốt cán của Trường có năng lực chuyên môn cao, tâm huyết, trách nhiệm được lựa chọn kỹ lưỡng, được cử tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng, tập huấn thuộc Chương trình ETEP và Dự án RGEP.

Ngoài ra, Nhà trường đã có sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất phục vụ việc ăn nghỉ, sinh hoạt cho giáo viên phổ thông; chương trình bồi dưỡng được sắp xếp khoa học, hợp lý. Trước khi bồi dưỡng, Nhà trường đã làm việc với các Sở để thống nhất nội dung kế hoạch, chương trình bồi dưỡng để từ đó có sự phối hợp nhịp nhàng nên hoạt động bồi dưỡng trực tiếp tại Trường ĐHSP Hà Nội 2 diễn ra theo đúng kế hoạch, đạt kết quả tốt và bước đầu nhận được sự đánh giá cao của Ban Quản lý Chương trình ETEP Trung ương và phản hồi tích cực của giáo viên cốt cán tham gia tập huấn.

Học viên trong lớp bồi dưỡng môn Sinh học

Học viên trong lớp bồi dưỡng môn Sinh học

Theo kế hoạch, từ 9-24/11/2020 chương trình bồi dưỡng Mô-đun 3 về kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho giáo viên phổ thông cốt cán của 7 tỉnh phía Bắc sẽ được tiếp tục được triển khai tại Trường ĐHSP Hà Nội 2.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ