Giáo dục Quốc phòng An ninh góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện

Giáo dục Quốc phòng An ninh góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện

(GD&TĐ) - Sáng nay 28/12 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo khoa học 50 năm giáo dục quốc phòng – an ninh học sinh, sinh viên (1061 – 2011), với sự tham dự của đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các cơ sở giáo dục, Thứ trưởng Bùi Văn Ga chủ trì Hội thảo. Báo cáo tổng kết 50 năm giáo dục quốc phòng- an ninh cho học sinh, sinh viên của Đại tá Hà Văn Công – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng Bộ GD&ĐT đã cho thấy, Giáo dục Quốc phòng An ninh là môn học và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực để sẵn sàng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược - xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. 

Giáo dục QP-AN cho HS-SV, đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ
Thứ trưởng Bùi Văn Ga chủ trì Hội thảo
Giáo dục quốc phòng- an ninh cho học sinh, sinh viên là môn học và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực để sẵn sàng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược - xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. Trải qua 50 năm (1961-2011) hình thành và phát triển môn học GDQP-AN đã khẳng định vị thế của mình với sự nỗ lực của không chỉ riêng ngành Giáo dục mà còn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành qua từng giai đoạn. 
Những năm gần đây, triển khai thực hiện Nghị định 19/CP ngày 12/3/1994 và Nghị định 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương; Nghị định 165/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 về biệt phái sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành hữu quan củng cố tổ chức, biên chế đội ngũ sĩ quan biệt phái tại cơ quan Bộ GD&ĐT và một số trường ĐH, CĐ, hình thành hệ thống tổ chức quản lý, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN trong ngành GD&ĐT chặt chẽ và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc thành lập Hội đồng Giáo dục quốc phòng Trung ương theo Quyết định 119/2001/QĐ-TTg ngày 15/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ với chức năng tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch hoạt động và những công tác quan trọng về giáo dục quốc phòng đã có những tác động sâu sắc đến cả các cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN, làm thay đổi tư duy của các cấp, các ngành đối với môn học GDQP-AN và góp phần khẳng định được vị thế của môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân. 
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Nhìn lại 50 năm hình thành, phát triển môn học GDQP-AN cho học sinh, sinh viên, đó là cả quãng đường dài với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên cũng có không ít những khó khăn từ nhận thức, từ cơ chế và từ thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương và các cơ sở giáo dục; khó khăn về việc xây dựng và tạo nguồn đội ngũ giáo viên đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ. Để khẳng định vị trí môn học GDQP-AN trong hệ thống giáo dục quốc dân và đáp ứng yêu cầu mới trong giáo dục hiện nay đòi hỏi ngành Giáo dục phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất thiết bị dạy học.  
Hội thảo đã nhận được nhiều tham luận mang tính thực tiễn cao như báo cáo về “Kết quả và những giải pháp nâng cao chất GDQP-AN cho học sinh, sinh viên” của Đại tá Phạm Hồng Kỳ -  Phó Cục trưởng Cục DQTV; hay tham luận về “Nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục quốc phòng, đào tạo SQDB qua 50 năm thực hiện” của Đại tá Huỳnh Thúc Cẩn - nguyên CVCC Vụ GDQP; Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương Nguyễn Văn Quốc lại có tham luận về “Giáo dục quốc phòng - an ninh cho HS,SV tỉnh Hải Dương qua các giai đoạn phát triển”; Còn Đại tá, ThS Hoàng Đình Tài CV cao cấp Bộ GD&ĐT đưa ra yêu cầu về “Quy hoạch đội ngũ SQBP trong ngành GDĐT là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng GDQP-AN cho HS,SV”; NGƯT Lê Xuân Đồng Giams đốc Sở GD&ĐT Thanh Hoá có bài tham luận về “Thực trạng và một số kiến nghị về biên chế GV GDQP-AN trong các trường THPT, TCCN”;  Đại tá Nguyễn Thành Công Hiệu trưởng Trường QS QK5 - GĐTTGDQP - QK5 đưa ra quan điểm về vai trò của “Trung tâm GDQP trong nhà trường quân đội với nhiệm vụ GDQP-AN cho học sinh, sinh viên”; Đại tá Nguyễn Thanh Bình - Trưởng khoa GDQP trường ĐHBK Hà Nội lại đưa ra “Một số kinh nghiệm xây dựng khoa vững mạnh, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy GDQP-AN”.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đánh giá cao những đóng góp to lớn trong 50 năm qua của giáo dục QP-AN cho HS-SV, đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Thứ trưởng nhấn mạnh: Môn học “giáo dục QP-AN” trong hệ thống giáo dục quốc dân đã phát triển qua những giai đoạn gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc bảo vệ an ninh Tổ quốc. Ngày nay, cùng với sự vận động, phát triển của xã hội theo xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn, trong đó có vấn đề bảo đảm an ninh quốc gia trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thứ trưởng đánh giá cao các tham luận tại Hội thảo lần này đã tập trung đánh giá tổng quát về công tác giáo dục QP-AN, những tham luận đóng góp tại Hội thảo, là nguồn tri thức khoa học, những kinh nghiệm quý báu của các tổ chức và những người trực tiếp thực hiện công tác giáo dục QP-AN để đề ra những giải pháp tốt, nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công tác giáo dục QP-AN cho học sinh – sinh viên, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Yên Thúy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...