Giáo dục Phần Lan: Góc nhìn từ bên trong

GD&TĐ - Chúng ta thường xuyên nghe nói rằng mô hình GD Phần Lan là một trong những mô hình tốt nhất trên thế giới. Nếu đó là sự thật, vậy nền GD này mang lại cho người học những gì?

Các em HS trung học tại Hameenlinna (Phần Lan) trên đường tới trường
Các em HS trung học tại Hameenlinna (Phần Lan) trên đường tới trường

Thành công từ sự đơn giản

GD Phần Lan rất đơn giản. Không có bảng xếp hạng, không có đồng phục và có số ngày học ít nhất trong một năm học ở châu Âu. Ở Anh, các bài kiểm tra tiêu chuẩn rất được coi trọng để đánh giá HS sau một năm hoặc một khóa học. Ở Phần Lan, điều này hầu như không tồn tại, nếu không tính đến một đợt sát hạch do nhà nước quy định dưới hình thức một kỳ thi, để xác định khả năng vào ĐH của HS.

Các nhà GD Phần Lan lý giải, nếu không làm vậy, việc kiểm tra đánh giá qua các kỳ thi sẽ trở thành đặc quyền của giáo viên. Điều mà GD Phần Lan hướng tới là các kết quả học tập được tập hợp thành dữ liệu bởi một cơ quan điều tiết, nhằm tạo ra sự thoải mái nhất cho người học.

Akseli Huhtanen là một giáo viên triết học và hiện là Giám đốc điều hành của Tổ chức Khuyến khích học tập Helsinki Dare to Learn. “Chúng tôi có động lực lâu dài, nó mang lại kết quả tốt hơn và lan truyền giữa người học với người học” - cô nói về việc loại bỏ các kỳ thi đánh giá theo tiêu chuẩn, đồng thời gọi nó là “yếu tố có giá trị nhất” trong các trường học bền vững học tập của Phần Lan.

Có rất ít sự khác biệt về kết quả giữa các trường học trên toàn quốc - cho thấy rằng ở một mức độ nào đó, một môi trường GD tốt có thể tạo ra sân chơi cho HS. Trẻ em được nhóm lại với nhau trong các lớp theo độ tuổi, chứ không phải là khả năng, được thúc đẩy bởi khái niệm bình đẳng ở cốt lõi của hệ thống. Kết quả là một khoảng cách về thành tích học tập được thu hẹp, và rất có thể, ít trẻ em bị chán nản bởi trường học.

HS tại Phần Lan được tôn trọng và tạo điều kiện tối đa để phát triển toàn diện
HS tại Phần Lan được tôn trọng và tạo điều kiện tối đa để phát triển toàn diện

Yêu cầu cao, chi trả lớn

Những thành công của GD Phần Lan, được cho là có vai trò quan trọng từ đội ngũ giáo viên, những người cần phải vượt qua kỳ thi với các đòi hỏi rất cao, trước khi họ có thể phụ trách một lớp học thực sự. Về trình độ, yêu cầu đầu tiên là ít nhất phải có bằng thạc sĩ.

Ngược lại, giáo viên là một trong những đối tượng được kính trọng nhất ở Phần Lan; đồng thời họ cũng là những người lao động được trả lương rất cao, nếu không muốn nói là cao nhất châu Âu. Một giáo viên với 15 năm kinh nghiệm có thu nhập trung bình khoảng 38.000 euro (tương đương 34.000 bảng Anh) một năm, trong khi giáo viên Anh ở thâm niên tương đương chỉ thu nhập khoảng 28.000 bảng mỗi năm. 

Thực sự hướng đến trẻ em

Một điều khá kỳ quặc là trong khi Phần Lan tự hào có một thế hệ trẻ em, những người sẽ có đủ tự tin để bước chân vào các trường ĐH danh tiếng nhất, đòi hỏi lớn nhất về trình độ, như ĐH Challenge, thì các nhà GD nước này lại luôn nhấn mạnh rằng điều đầu tiên cần dành cho trẻ em luôn là: Chơi!

GS Dennis Hayes, đến từ Trường ĐH Derby của Anh và Giám đốc nhóm Học viện Tự do Học thuật, phát biểu về nền GD của Phần Lan: “Họ nên giới thiệu ra thế giới về học thuyết GD của mình, giới thiệu cho thế giới thấy GD thực chất là gì… Bất cứ điều gì từ GD Phần Lan được giới thiệu, nó đều mới lạ, thậm chí là gây nghi ngờ, nhưng hoàn toàn có thể để mọi quốc gia khác học hỏi”. Thậm chí, ông còn nói thêm rằng, nhiều quốc gia đang loay hoay tìm hướng đi cho công cuộc phát triển GD, hãy chọn ngay triết lý về GD của Phần Lan, với niềm tin rằng tất cả trẻ em sẽ được thụ hưởng một nền GD tốt nhất. 

Trẻ em Phần Lan không bắt đầu đi học cho đến khi 7 tuổi. Điều này khiến chúng trở thành một trong số những đứa trẻ lớn tuổi nhất trên thế giới bước vào lớp 1. Có một niềm tin vững chắc về tầm quan trọng của việc cho phép “trẻ em là trẻ em”. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng độ tuổi bắt đầu đi học muộn hơn không ảnh hưởng gì đến khả năng học tập của trẻ.

Không chỉ có vậy, học ít hơn càng giúp trẻ tiếp thu nhiều hơn. Thậm chí trong chương trình học ở trường, trẻ có 15 phút giải lao cho mỗi 75 phút học tập. Giờ giải lao cũng rất đặc biệt, trẻ phải đi ra ngoài lớp và được khuyến khích tham gia các hoạt động thể chất, trừ khi thời tiết bên ngoài quá thấp (xuống đến mức đóng băng). Cách làm này của nền GD Phần Lan cũng đã được ủng hộ bởi kết quả nghiên cứu từ tạp chí Forsted, khi chỉ ra rằng việc chơi và học ngoài lớp học đã giúp cải thiện đáng kể sự phát triển cá nhân, xã hội và tình cảm của HS.

Theo Bigissue

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lợi ích của tư thế ngồi trên sàn nhà

Lợi ích của tư thế ngồi trên sàn nhà

GD&TĐ - Việc ngồi trên sàn nhà thường xuyên có mối liên hệ với tuổi thọ dài hơn. Ngoài ra, ngồi trên sàn cũng giúp phát triển sức mạnh cơ xương.