Giáo dục mũi nhọn: Sau những khổ luyện là...“Quả ngọt”

GD&TĐ - Với chiến thắng vang dội từ các đội tuyển Việt Nam tham dự Olympic quốc tế, đã khẳng định hướng đi đúng của ngành Giáo dục trong công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi trong thời gian qua.

Đoàn học sinh Việt Nam đã xuất sắc giành 4 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ tại kì thi Olympic Toán quốc tế năm 2017
Đoàn học sinh Việt Nam đã xuất sắc giành 4 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ tại kì thi Olympic Toán quốc tế năm 2017

Tạo nhân tài cho đất nước

 Từ kết thành tích đạt được của Hoàng Hữu Quốc Huy nói riêng và các đội tuyển tham dự Olympic quốc tế của Việt Nam nói chung, tôi cho rằng: Việc đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi trong thời gian qua đã đi đúng hướng nên rất cần tiếp tục được đầu tư đúng và trúng.
Thầy Lê Quốc Hùng

Kể từ khi biết tin con trai Hoàng Hữu Quốc Huy đoạt Huy chương Vàng Kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 58 năm 2017 (IMO 2017) và có điểm số cá nhân cao nhất IMO 2017, anh Hoàng Hữu Hải - bố của em Hoàng Hữu Quốc Huy vui mừng khôn xiết và thấy tự hào về con trai của mình.

Anh Hải tâm sự: “Gia đình chúng tôi liên tục nhận được những lời chúc mừng của thầy, cô và bà con họ hàng. Lời cảm ơn đầu tiên và chân thành nhất mà gia đình tôi muốn gửi đến chính là các thầy, cô của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – ngôi trường mà con trai tôi theo học – đã dìu dắt, bồi dưỡng cháu trong suốt thời gian qua.

Nếu không có nhà trường định hướng, quan tâm đầu tư đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thì con tôi cũng khó có cơ hội để phát huy năng lực của mình. Thiết nghĩ đây là chủ trương đúng, rất cần được quan tâm có trọng tâm, trọng điểm”.

Là người trực tiếp hướng dẫn, bồi dưỡng em Hoàng Hữu Quốc Huy ở Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Bà Rịa – vũng Tàu), thầy Trần Quang Vinh - chia sẻ:

Với những em học sinh giỏi, nhất là những em có thành tích cao, từng đoạt huy chương tại các kỳ thi quốc tế như em Hoàng Hữu Quốc Huy thì tư duy sáng tạo của các em rất cao. Các em có năng lực học tập vượt trội. Vì vậy các em cần có môi trường để rèn luyện và phát huy thế mạnh của mình, nếu không có môi trường thì tài năng của các em có thể bị lãng phí.

“Vì thế tôi cho rằng, việc bồi dưỡng học sinh giỏi và đào tạo có mũi nhọn là hướng đi đúng, rất phù hợp và rất cần tiếp tục được phát huy. Mặt khác, đây cũng là cách để ngành Giáo dục đào tạo nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước” – thầy Trần Quang Vinh phân tích.

Đội tuyển vật Lý Việt Nam gồm 5 thí sinh dự thi, 5/5 thí sinh đều đoạt giải; gồm: 4 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc.
 Đội tuyển vật Lý Việt Nam gồm 5 thí sinh dự thi, 5/5 thí sinh đều đoạt giải; gồm: 4 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc.

Bước đột phá trong giáo dục

Theo thầy Lê Quốc Hùng – Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Bà Rịa – vũng Tàu): Việc em Hoàng Hữu Quốc Huy đoạt Huy chương Vàng Kỳ thi Olympic Toán quốc tế là niềm vinh dự, tự hào của gia đình, nhà trường và ngành Giáo dục nói chung. Em đã mang vinh quan về cho đất nước.

Có được thành quả ấy, bên cạnh nỗ lực của bản thân các em thì phải kể đến công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường và các thầy, cô giáo. Bắt đầu từ khâu phát hiện nhân tài, rồi đến chọn lọc và bồi dưỡng. Tất cả đều phải có chiến lược cụ thể thì mới có được “quả ngọt” như ngày hôm nay.

Cũng theo thầy Lê Quốc Hùng, chúng ta vẫn phải coi trọng giáo dục đại trà, song cũng cần chú trọng đến giáo dục mũi nhọn và lựa chọn những học sinh xuất sắc để tham dự quốc tế, sánh vai với các cường quốc năm Châu.

Ngoài ra, chúng ta vẫn phát triển kỹ năng mềm cho các em để các em tự tin và có bản lĩnh chứ không phải là “những con mọt sách” như nhiều người vẫn nghĩ.

Là người trực tiếp hướng dẫn và bồi dưỡng “cậu bé vàng Vật lý” Nguyễn Thế Quỳnh, thầy Nguyễn Phượng Hoàng- Giáo viên Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình) bày tỏ: Tôi thấy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo dục mũi nhọn đã và đang được thực hiện rất tốt.

Như ở Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp, ngay từ đầu năm nhà trường đã có kế hoạch phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi từ cấp thành phố đến cấp quốc gia và quốc tế.

“Trong khoảng hơn 1 tháng đầu năm học, chúng tôi đã phải nhận định được những học sinh có tố chất để đưa vào danh sách bồi dưỡng. Cụ thể: Thông qua cách tiếp thu bài giảng, qua các bài kiểm tra và qua các chuyên đề học tập, chúng tôi có thể phát hiện những nhân tố này” - thầy Nguyễn Phượng Hoàng trao đổi.

Kỳ thi Olympic Hoá học quốc tế năm 2017 đoàn Việt Nam giành 3 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc – xếp thứ 2 cùng với Trung Quốc, sau Hoa Kỳ. Đây cũng là kết quả cao nhất của Đội tuyển Việt Nam tham dự Olympic Hóa học quốc tế từ trước đến nay.Kỳ thi Olympic Hoá học quốc tế năm 2017  đoàn Việt Nam giành 3 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc – xếp thứ 2 cùng với Trung Quốc, sau Hoa Kỳ. Đây cũng là kết quả cao nhất của Đội tuyển Việt Nam tham dự Olympic Hóa học quốc tế từ trước đến nay.

Khẳng bên cạnh việc quan tâm đến giáo dục đại trà thì vẫn phải chú trọng đến chất lượng giáo dục mũi nhọn nhằm tạo bước đột phá trong giáo dục, thầy Nguyễn Phượng Hoàng – nhận định: “Trong tương lai, các em này sẽ là những nhân tố quan trọng để sáng kiến, sáng tạo và phát minh mới trong khoa học, kỹ thuật, nhất là hiện nay cuộc cách mạng 4.0 đang bùng nổ”.

Là người trực tiếp hướng dẫn và bồi dưỡng “cậu bé vàng Vật lý” Nguyễn Thế Quỳnh, thầy Nguyễn Phượng Hoàng- Giáo viên Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình) bày tỏ: Tôi thấy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo dục mũi nhọn đã và đang được thực hiện rất tốt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

IVES hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

IVES hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Trường THCS-THPT Lê Quý Đôn và Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) phối hợp tổ chức chương trình 'Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT – Khối 10'.