Giáo dục mầm non khởi sắc trong năm học mới

Năm học mới bậc học mầm non với nhiều nhiệm vụ triển khai và các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng. Nhân dịp này, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Nguyễn Bá Minh có cuộc trao đổi về những kết quả đạt được, đồng thời định hướng những nhiệm vụ, giải pháp trong năm học mới.

Giáo dục mầm non khởi sắc trong năm học mới

Thưa ông, giáo dục mầm non trong năm học vừa qua đã đạt được những kết quả nhất định, xin ông chia sẻ cụ thể hơn về những kết quả này?

Vụ trưởng Nguyễn Bá Minh: Năm học 2016-2017, GDMN đạt được kết quả nổi bật, đáng khích lệ:

Cả nước đã hoàn thành phổ cập GDMN trẻ năm tuổi ; 63/63 tỉnh, thành phố được Bộ GDĐT kiểm tra công nhận đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí Phổ cập GDMNTNT. Tỷ lệ trẻ năm tuổi huy động ra lớp đạt 99,8%. Tất cả trẻ ra lớp được chăm sóc giáo dục 2 buổi ngày theo chương trình giáo dục mầm non, được chuẩn bị về thể chất, thẩm mỹ, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm và kỹ năng xã hội, sẵn sàng vào lớp 1.

Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình GDMN sau chỉnh sửa; triển khai có hiệu quả chuyên đề “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; quan tâm xây dựng môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm; thực hiện tốt tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số, giúp các em sẵn sàng vào lớp 1tại trường tiểu học.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non Nguyễn Bá Minh.

Quy mô mạng lưới trường lớp phát triển (năm học 2016-2017 cả nước tăng 354 trường, 11.318 nhóm lớp), công tác đầu tư phát triển trường lớp mầm non khu công nghiệp được quan tâm; giáo dục mầm non ngoài công lập phát triển (277/354 trường tăng trong năm học). Số lượng, tỉ lệ trẻ đến trường các độ tuổi đều tăng và vượt kế hoạch đề ratrong năm học.

Tỷ lệ trẻ được chăm sóc giáo dục 2 buổi ngày và bán trú tăng (87% trẻ được chăm sóc bán trú); tỷ lệ SDD giảm so với đầu năm học;

Đội ngũ giáo viên tăng nhanh về số lượng, chất lượng từng bước được nâng cao thông qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng dưới nhiều hình thức. Có nhiều tấm gương giáo viên mầm non hết lòng thương yêu chăm sóc trẻ được ngành tuyên dương, nhân dân ghi nhận.

Chia sẻ của ông về công tác chuẩn bị cho năm học mới đối với giáo dục mầm non cho đến thời điểm này?

Vụ trưởng Nguyễn Bá Minh: Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018 của ngành Giáo dục; Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017 – 2018; đã ban hành công văn số 3835/BGDĐT-GDMN ngày 22/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phương hướng, nhiệm vụ GDMN năm học 2017-2018, hướng dẫn chi tiết để các địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học.

Các cơ sở giáo dục mầm non trên cả nước đã tiến hành tu sửa, vệ sinh trường lớp, bổ sung CSVC, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu, học liệu và tiến hành công tác tuyển sinh chuẩn bị cho năm học mới;

Bộ GDĐT đã tập huấn CBQL, GVMN cốt cán cả nước về chương trình GDMN sau chỉnh sửa; các tỉnh, thành phố đang tích cực tập huấn đội ngũ, nâng cao kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ cho đội ngũ sẵn sàng bước vào năm học mới;

Hiện tại, Bộ GDĐT đã tiến hành rà soát hệ thống VBQPPL về GDMN, đề xuất nội dung bổ sung, chỉnh sửa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; chuẩn bị xây dựng ban hành, hướng dẫn thực hiện trong thời gian tới, nhằm chuẩn bị hành lang pháp lý, khắc phục khó khăn, phát huy những điều kiện thuận lợi cho cấp học phát triển.

Những vấn đề bất cập của cấp học cũng được rà soát, tìm ra nguyên nhân và có kế hoạch, lộ trình cụ thể để khắc phục.

Thiếu giáo viên mầm non là vấn đề của nhiều tỉnh/thành phố hiện nay? Khắc phục hạn chế này sẽ được Bộ GD&ĐT chỉ đạo như thế nào trong năm học mới?

Vụ trưởng Nguyễn Bá Minh: Trong năm học mới, Bộ GD&ĐT chỉ đạo địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố để có cơ chế chính sách hợp đồng giáo viên, có lộ trình cụ thể thực hiện theo Thông tư 06/TTLT-BNV-BTC-BGDĐT giải quyết tình trạng thiếu giáo viên trong bối cảnh tăng trẻ, tăng lớp hàng năm như hiện nay. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học đã được chỉ đạo trong công văn số 3835/BGDĐT-GDMN ngày 22/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phương hướng, nhiệm vụ GDMN năm học 2017-2018.

Thực tế vẫn có những giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm, hoặc không được đào tạo bài bản, thiếu kỹ năng xử lý tình huống nên để xảy ra sai sót trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, gây mất an toàn đối với trẻ? Bộ GD&ĐT có lưu ý gì với địa phương, cơ sở giáo dục để tránh những vấn đề đáng tiếc xảy ra từ nguyên nhân trên?

Vụ trưởng Nguyễn Bá Minh: Hiện nay, vẫn có những giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm, hoặc không được đào tạo bài bản, thiếu kỹ năng xử lý tình huống nên để xảy ra sai sót trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, gây mất an toàn đối với trẻ. Năm học tới Bộ GD&ĐT có kế hoạch tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ; Tăng cường công tác giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực xử lý tình huống cho giáo viên…; Bộ GD&ĐT đã có chỉ đạo giảm hội họp, không phát sinh thêm hồ sơ sổ sách nhằm giúp giáo viên tập trung thời gian chăm sóc giáo dục trẻ.

Bộ đã có văn bản khuyến khích các địa phương có chính sách nhằm hỗ trợ tài chính, động viên tinh thần giúp giáo viên yên tâm công tác. Đặc biệt, chú ý triển khai thực hiện tốt Thông tư 13/TT-BGDĐT ngày15/42010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong các cơ sở GDMN. Bộ GD&ĐT đã có văn bản chỉ đạo về việc giảm thiểu và chấm dứt bạo hành trẻ  trong các cơ sở giáo dục mầm non trong năm học 2017-2018.

Hiện nay, tại một số khu đô thị, khu công nghiệp vẫn thiếu trường lớp; vùng núi cao, vùng sông nước vẫn tồn tại nhiều điểm trường mầm non nhỏ lẻ; tại các thành phố lớn, sĩ số học sinh trên lớp vượt nhiều so với quy định... trong năm học mới, ngành Giáo dục có những giải pháp gì khắc phục hạn chế này?

Vụ trưởng Nguyễn Bá Minh: Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu trường lớp ở các khu đô thị, khu công nghiệp là sự gia tăng dân số cơ học mạnh mẽ, không đồng đều; thiếu đồng bộ giữa chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với sự phát triển đột biến nhu cầu gửi trẻ của nhân dân. Vùng núi cao, sông nước tồn tại nhiều điểm trường nhỏ lẻ là thực trạng khó tránh khỏi do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như: công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp, nhận thức của người dân, tình trạng kinh tế - xã hội, văn hóa vùng miền, mật độ dân số, đặc điểm địa lý.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ GD&ĐT chỉ đạo địa phương thực hiện việc quy hoạch sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông theo tinh thần công văn số 5607/BGDĐT-GDDT ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Đối với các tỉnh miền núi, vùng khó khăn, Bộ có chỉ đạo việc sáp nhập các điểm trường, xóa điểm lẻ phải đảm bảo thuận lợi cho nhân dân đưa trẻ đến trường, phù hợp với điều kiện của trẻ; không tùy tiện sáp nhập trường mầm non với phổ thông, nhằm tránh những bất lợi cho trẻ trong quá trình trẻ được chăm sóc, giáo dục tại nhà trường.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Năm học 2017-2018 Bộ GD&ĐT có kế hoạch kiểm tra đánh giá, sơ kết việc thực hiện Chỉ thị và tổ chức Hội thảo nhằm thúc đẩy việc giải quyết trường lớp cho con em công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT chỉ đạo xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non ở những nơi có điều kiện khó khăn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Tham mưu với Chính phủ trong việc nhà nước ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng thêm trường lớp cho các khu vực này;

Bộ có kế hoạch nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước để phát triển giáo dục mầm non;

Chỉ đạo nghiêm túc thực hiện các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, vốn vay và thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục mầm non phục vụ nhu cầu gửi trẻ của công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và của người dân ở những nơi tập trung đông dân cư;

Các địa phương tiếp tục chỉ đạo rà soát thực trạng và nhu cầu đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, ưu tiên các nguồn vốn từ ngân sách và các nguồn thu hợp pháp khác để đầu tư xây dựng đủ phòng học phù hợp với thực tế của địa phương, đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng duy trì nâng cao chất lượng PCGDMNTNT. Ban hành các chính sách đặc thù của địa phương, trong đó chú ý chính sách thu hút nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp để phát triển giáo dục mầm non.

Năm học 2017 - 2018, Giáo dục dục mầm non sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu nào? Các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ này ra sao?

Vụ trưởng Nguyễn Bá Minh: Về công tác quản lý: Bộ GD&ĐT rà soát, hoàn thiện và hướng dẫn thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo về GDMN; chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ, công tác thu chi đúng trong trường học.

Tiếp tục quan tâm công tác quy hoạch mạng lưới gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng và quy định của pháp luật, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tới trường của trẻ. Chỉ đạo các địa phương có dự báo, quy hoạch, kế hoạch từng năm và 5 năm, phù hợp chiến lược phát triển giáo dục. Việc xóa hoặc dồn ghép các điểm lẻ cần phù hợp, đáp ứng nhu cầu đưa trẻ đến trường của nhân dân, tuân thủ theo Điều lệ trường mầm non. Quan tâm quy hoạch phát triển trường lớp ở khu đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất. Tích cực tham mưu ban hành các cơ chế chính sách đặc thù của địa phương để phát triển mạng lưới trường lớp, đặc biệt ở các khu đông dân cư, khu công nghiệp; đẩy mạnh phát triển GDMN theo hướng xã hội hoá, đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, thực hiện đúng, đầy đủ kịp thời chính sách cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên; tham mưu chính quyền địa phương có cơ chế chính sách hợp đồng, giải quyết tình trạng thiếu giáo viên; có lộ trình cụ thể thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 03 năm 2015 quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; có chính sách hỗ trợ cho giáo viên chăm sóc trẻ nhà trẻ, giáo viên tại các khu vực có sĩ số trẻ/lớp cao, giáo viên tại vùng khó khăn, biên giới, hải đảo. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực xử lý tình huống cho giáo viên. Giảm thiểu và chấm dứt bạo hành trẻ.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi. Lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo nhằm giải quyết phòng học tạm, học nhờ, đảm bảo số phòng học để tăng tỷ lệ trẻ được chăm sóc giáo dục 2 buổi/ngày; rà soát hệ thống công trình vệ sinh, nguồn nước sạch các điểm trường vùng núi, khó khăn, có kế hoạch khắc phục đảm bảo yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ.

Duy trì và nâng cao kết quả phổ cập GDMNTENT, có kế hoạch để 60 xã chưa được công nhận PCGDTENT sẽ được công nhận đạt chuẩn phổ cập trong năm học 2017-2018. Thực hiện tốt chế độ hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo.

Chuẩn bị các điều kiện, trang bị tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình,  hỗ trợ giáo viên tổ chức thực hiện tốt Chương trình GDMN sau chỉnh sửa. Hướng dẫn các cơ sở GDMN phát triển chương trình giáo dục phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ; đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo; tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số, chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1. Tuyên truyền để phụ huynh yên tâm về việc chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1 của chương trình GDMN. Đặc biệt, chú ý triển khai thực hiện tốt Thông tư 13/TT-BGDĐT ngày15/42010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong các cơ sở GDMN.

Chú trọng công tác quản lý cơ sở GDMN (kể cả công lập và ngoài công lập) của các địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Giảm thiểu hồ sơ sổ sách hội họp, tạo điều kiện để giáo viên dành thời gian chăm sóc giáo dục trẻ. Không phát sinh thêm hồ sơ quy định trong Điều lệ. Kiên quyết chống biểu hiện bệnh thành tích trong GDMN, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Nêu gương và nhân rộng tấm gương điển hình.

Quan tâm, áp dụng những phương pháp, mô hình giáo dục tiên tiến trong khu vực và quốc tế phù hợp với thực tiễn của địa phương, hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Giải pháp:

Bộ GD&ĐT ban hành phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017-2018, hướng dẫn địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc;

Tiến hành rà soát văn bản Điều lệ, quy chế để chỉnh sửa phù hợp với yêu cầu thực tiễn; xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn một số văn đề địa phương còn vướng mắc; chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt VBQPPL, đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với trẻ em và giáo viên.

Hướng dẫn, chỉ đạo đánh giá giáo viên theo hướng thực chất, tránh bệnh thành tích, tuyên dương khen thưởng người thật việc thật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tránh cào bằng để tạo động lực giúp giáo viên phấn đấu, hết lòng với công việc, chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.

Bồi dưỡng năng lực thực hành, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên mầm non, đặc biệt chú ý bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, nêu cao kỷ cương, tình thương, trách nhiệm đối với trẻ thơ.

Hiện tại Bộ GDĐT đang trình Chính phủ 02 văn bản quan trọng để phát triển giáo dục mầm non là Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2016-2025 và Nghị định ban hành một số chính sách đối với trẻ mẫu giáo và giáo viên mầm non.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xã hội hóa và hợp tác quốc tế trong GDMN. Giáo dục mầm non không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành giáo dục mà cần có sự vào cuộc, chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước. Thời gian qua, công tác này tuy được quan tâm nhưng chưa phát triển tương xứng. Năm học tới, công tác tuyên truyền, xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực cho GDMN sẽ được đặc biệt chú ý. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Kế hoạch tăng cường phổ biến kiến thức cho các bậc cha mẹ, nhằm hỗ trợ cha mẹ trẻ và cộng đồng cùng chung tay chăm sóc giáo dục trẻ.

Xin cảm ơn Vụ trưởng.

Theo Bộ GD&ĐT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...