Giáo dục hướng nghiệp: Hết thời “làm cho có”

GD&TĐ - Giáo dục hướng nghiệp là nội dung quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai trên cơ sở hỗ trợ, hướng dẫn để các em có khả năng lựa chọn hướng đi, ngành học, cơ sở đào tạo, chọn nghề vừa phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân, vừa phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, lao động của địa phương, đất nước.

Giáo dục hướng nghiệp: Hết thời “làm cho có”

Bất cập nhìn từ hướng nghiệp

Thực tế cho thấy, công tác hướng nghiệp tại nhiều trường học ở vùng nông thôn, điều kiện tiếp cận với những kiến thức và thông tin về hướng nghiệp rất hạn chế. Chính vì vậy, việc triển khai hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho HS những năm trước đây được tổ chức mang tính hình thức, đối phó với các đoàn kiểm tra cấp trên, hiệu quả thực tế chưa cao.

Không ít GV chưa đủ mặt bằng lao động được Ban giám hiệu bố trí đảm nhận làm thêm công tác hướng nghiệp. Do không được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ và với tâm lý chỉ làm hướng nghiệp cho đủ tiêu chuẩn nên họ ít quan tâm nghiên cứu tài liệu, ít tìm hiểu thêm những kiến thức về hướng nghiệp (đặc biệt là những kiến thức mới).

Kết quả những tiết giáo dục hướng nghiệp chỉ đơn điệu là sự truyền đạt một chiều các kiến thức trong sách giáo khoa, gây mệt mỏi và nhàm chán cho cả GV và HS, chủ yếu GV đọc tài liệu, còn học sinh ghi chép…

Chuyển động để đáp ứng yêu cầu

Để hoạt động hướng nghiệp đạt hiệu quả, chúng ta nên sử dụng phương pháp dạy học tích cực. Các cơ sở giáo dục cần tạo điều kiện và khuyến khích các cán bộ, giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp trao đổi và chia sẻ giáo án, kịch bản với nhau… 
  
Cô Trương Thị Mỹ Thu - Trường THCS Trần Quý Cáp
(huyện Thăng Bình, Quảng Nam)

Tại Trường THPT Đô Lương 3 - Nghệ An, khi hiệu trưởng và bí thư Đoàn trường được tham gia tập huấn chương trình giáo dục hướng nghiệp (GDHN) đã tổ chức tập huấn lại cho toàn thể GV chủ nhiệm (trong các buổi sinh hoạt trao đổi về công tác chủ nhiệm) và cho GV và HS là cán bộ đoàn trực tiếp tham gia làm hướng nghiệp (qua các buổi sinh hoạt Ban chấp hành đoàn trường). Nhiều hoạt động trau dồi kiến thức hướng nghiệp như tìm hiểu thực tế, phối hợp với các trường ĐH, CĐ… cũng đã được tổ chức.

Hiệu quả mang lại đối với công tác GDHN của nhà trường đã rõ nét, từ quan điểm chỉ đạo của Ban Giám hiệu (BGH) đến tổ chức thực hiện của GV. Hoạt động GDHN không còn là “lấp chỗ trống” cho những GV thiếu mặt bằng lao động. BGH đã giao cho Đoàn trường chuyên trách thực hiện.

Bằng những kiến thức, nghiệp vụ đã được tập huấn, có nhiều thay đổi trong tổ chức thực hiện từ quy mô tới phương pháp. Quy mô tổ chức được chia nhỏ hơn, HS có cơ hội tương tác nhiều hơn với GV và các thành viên trong lớp. Các nội dung liên quan đến GDHN được tổ chức truyền đạt dưới nhiều hình thức phong phú để HS tham gia tích cực và dễ dàng tiếp nhận.

Trường THPT Nông Sơn - Quảng Nam cũng là một trong những đơn vị đổi mới tích cực trong GDHN. Theo BGH nhà trường: Tổ GV phụ trách hướng nghiệp gồm 3 người: Phó hiệu trưởng, Bí thư Đoàn trường và một GV– đây là những CBGV có kiến thức và hiểu biết sâu về hướng nghiệp.

Ba thành viên này sẽ phụ trách hướng nghiệp ở ba khối lớp khác nhau để tránh sự nhàm chán cho HS. Thời khóa biểu cho hoạt động hướng nghiệp được xây dựng cố định, không trùng với các hoạt động giáo dục khác với mỗi buổi là 2 tiết. Các thành viên trong tổ hướng nghiệp thường cùng nhau thảo luận để cập nhật và chia sẻ thông tin và kinh nghiệm thực hiện các hoạt động hướng nghiệp.

Hoạt động GDHN cũng cho thấy nhiều kinh nghiệm và đã phát huy hiệu quả. Đó là, Sở GD&ĐT cần xây dựng nhóm giảng viên nòng cốt, tham gia các hoạt động hội thảo tham vấn, chia sẻ kinh nghiệm và tập huấn. Nhóm giảng viên nòng cốt có nhiệm vụ tập huấn và hướng dẫn các trường thiết kế và thực hiện các hoạt động.

Sau các lớp tập huấn tập trung, Sở GD&ĐT hướng dẫn các trường vận dụng các tài liệu tập huấn vào các hoạt động GDHN trong nhà trường cho GV và HS. Các tài liệu của chương trình, bản mềm và bản in phải được gửi trực tiếp tới hòm thư điện tử của các trường;

CBGV tham gia tập huấn cấp tỉnh cần chia sẻ hoặc tổ chức tập huấn cho đồng nghiệp tại trường, trung tâm; Cập nhật thông tin về hướng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên môn; CBGV phụ trách hướng nghiệp trao đổi và cập nhật thông tin và tổ chức các hoạt động hướng nghiệp với HS, đặc biệt khi tổ chức các hoạt động tư vấn nhóm lớn hay cuộc thi về hướng nghiệp cần có sự tham gia của nhiều CBGV nghiên cứu nội dung và hướng dẫn HS…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.