Giáo dục Hà Lan: Hấp dẫn sinh viên Anh

GD&TĐ - Kể từ khi học phí ở Anh tăng lên đến 9.000 bảng Anh thì ở đất nước này, đã có những dự báo được nhắc đi nhắc lại rằng sẽ có ngày càng nhiều các sinh viên đầu nhập vào các trường đại học khác ở châu Âu có chi phí rẻ hơn nhiều.Bây giờ thì dự báo đó có vẻ như thực sự đang xảy ra rồi.

Giáo dục Hà Lan: Hấp dẫn sinh viên Anh

Trên khắp Hà Lan, có 2.600 sinh viên đến từ Vương quốc Anh trong các trường đại học trong học kỳ này, tăng lên một phần ba chỉ trong một năm. Và các giáo viên đứng đầu khối trường tư thì muốn rằng các trường đại học của Hà Lan sẽ được đưa vào mẫu đơn của UCAS (Universities and Colleges Admissions Service – một tổ chức tuyển sinh tại Anh và Bắc Ireland, có nhiệm vụ thu nhận hồ sơ đăng ký cao đẳng, đại học và chuyển chúng đến các trường cao đẳng, đại học ở Anh).

Đại học Groningen là một mô hình thu nhỏ của xu hướng tăng này. Ở đây, lượng sinh viên Anh quốc trường đã đón vào những ngày mở cửa đặc biệt đã tăng 33% lên khoảng 300 sinh viên.

Vấn đề chi phí

Ngôi trường đại học 400 năm tuổi, lâu đời thứ hai tại Hà Lan và nằm trong top 100 của các bảng xếp hạng quốc tế này bây giờ đã định vị chính mình thành một tổ chức nói tiếng Anh. Đại học Groningen đang triển khai nhiều khóa học cấp bằng dạy bằng tiếng Anh hơn so với những khóa học bằng tiếng Hà Lan, dành cho sinh viên đến từ các nước Đức, Trung Quốc, Anh và chính Hà Lan, tất cả đều học bằng tiếng Anh.

Đối với các gia đình đến từ nước Anh tham dự ngày mở cửa ở Groningen, chủ đề câu chuyện vẫn chưa bao giờ rời khỏi vấn đề học phí.

Phoebe Watkinson và cha cô Phil đến từ Wirral. Phoebe nói rằng bên cạnh việc ít tốn kém hơn, đến học tại một trường đại học châu Âu sẽ mang đến cho cô một “lợi thế” trên thị trường việc làm sau này. Cô nói về hành động đến Hà Lan học của mình: “Giảng dạy ở đây có chất lượng nhất định, nó cho thấy sự dũng cảm của tôi khi đến một đất nước xa lạ, và đây cũng không phải là xa nhà”.

Cô cho hay khoảng cách cũng không khiến cô nản chí, vì từ Hà Lan về nhà thì cũng nhanh như từ một số vùng khác của Vương quốc Anh mà thôi. Cha cô nói rằng ông thuộc về một thế hệ khi giáo dục đại học vẫn còn được miễn phí, cho nên ông thấy “khó có thể hiểu được” về mức độ nợ nần chất đống như hiện nay. Ông Watkinson chia sẻ: “Tôi sẽ rất vui nếu con bé đến đây”.

Ông cho rằng việc này sẽ có lợi cho con gái của mình về mặt học tập, xã hội cũng như về mặt tài chính. Ông nói thêm: “Nếu bạn hỏi hầu hết mọi người về việc động cơ gì đã hướng họ đến việc nhìn thẳng vào các trường đại học nước ngoài, có lẽ hầu hết trong số họ sẽ nói thẳng ra là vì chi phí thấp hơn. Nhưng tôi nghĩ rằng học đại học ở nước ngoài có ích cho chúng ta nhiều hơn thế. Nếu mọi người có thể nhìn xa hơn là chỉ có chi phí thấp, nếu xem xét đến những lợi thế khác, thì chắc hẳn rất nhiều người sẽ bắt đầu nhìn vào việc này một cách nghiêm túc”.

Saskia Dutton từ Sheffield cho biết mối quan tâm của cô về việc học tập ở Anh – quê nhà của mình là cô hoàn toàn có thể sẽ “chấm dứt với khoản nợ 40.000 bảng Anh” cho một trường đại học nào đó, bất kể chất lượng của nó có ra sao đi nữa. Cô nói: “Tôi nghĩ liệu tôi có muốn trả 9.000 bảng Anh để đi học tại một trường đại học mà không thể cho tôi chất lượng giáo dục bằng với một nơi nào đó tôi chỉ trả mức phí 2.000 Euro (khoảng 1.400 bảng Anh) hay không? Điều khiến tôi do dự là tôi sẽ phải xa gia đình của mình... Đại học có thể là một kinh nghiệm khá cô đơn đây”.

Nhưng sẽ là hiểu lầm khi nghĩ rằng việc học tập tại Hà Lan là miễn phí. Học phí ở đây là 2.000 Euro (khoảng 1.400 bảng Anh) một năm và sinh viên đến từ Vương quốc Anh có thể xin hỗ trợ cho chi phí này. Nhưng họ không thể nhận được hỗ trợ tài chính cho chi phí sinh hoạt, vì vậy các bậc cha mẹ sẽ phải trả tiền chỗ ở hoặc là chính các bạn sinh viên cần phải có được công việc bán thời gian. Trường đại học này cho biết chi phí cho một căn phòng điển hình là khoảng 360 euro (254 bảng Anh) mỗi tháng.

Ngôn ngữ tiếng Anh

Nhưng tại sao các trường đại học Hà Lan muốn thu hút nhiều sinh viên Anh quốc hơn nữa?

Hiệu trưởng của Groningen, Elmer Sterken, nói rằng việc là một tổ chức quốc tế nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Đó cũng là một động lực hoàn toàn thực tế. Ông cho biết: “Số lượng sinh viên Hà Lan sẽ giảm, vì vậy chúng tôi đang quan tâm đến việc thu hút sinh viên quốc tế nhiều hơn”. Ông chia sẻ thêm rằng việc áp dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ đầu tiên giờ đã được thông qua, ngoài các môn học như văn học Hà Lan hoặc luật pháp Hà Lan, sau khi đã có “một số kháng cự lúc ban đầu từ một số nhân viên”. Ông nói: “Ngôn ngữ được chấp làm ngôn ngữ chung của các trường đại học và dùng trong nghiên cứu là tiếng Anh, và có lẽ 90% người Hà Lan có thể nói tiếng Anh ở một mức độ nào đó”.

Vậy thì, việc sinh viên Anh học tập ở nước ngoài sẽ trở thành chủ đạo?

Ông Chris King, chủ tịch của Hội nghị các Hiệu trưởng, trong một báo cáo từ Đại học Maastricht cho biết sự thay đổi lớn là hiện đã không chỉ còn là việc học một năm ở nước ngoài, mà là càng nhiều sinh viên đăng ký những chương trình học hoàn toàn ở nước ngoài. Chính phủ Anh đã báo hiệu rằng các chi phí sẽ tăng trở lại trên 9000 bảng Anh. Và một hậu quả không lường trước được có thể là sẽ có ngày càng nhiều sinh viên Anh đi xe đạp quanh các thành phố của Hà Lan.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.