Ý nghĩa của giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Theo ThS Nguyễn Nguyên Bình – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh: Việc hình thành, tích lũy kiến thức và kỹ năng được diễn ra trong suốt cuộc đời và bắt đầu từ những năm đầu đời, cho nên việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non càng trở nên quan trọng. Giáo viên mầm non không chỉ là người chăm sóc mà còn là người giáo dục trẻ, đặt nền tảng cho sự phát triển.
Để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ chất lượng, cũng cần sự đồng hành của các tổ chức đoàn thể, xã hội. Trong đó sợi dây kết nối giữa nhà trường với gia đình trong công cuộc chăm sóc, giáo dục trẻ để việc giáo dục đạt được hiệu quả cao nhất. Chính vì lẽ đó, bên cạnh yếu tố chuyên môn thì đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quan trọng giúp giáo viên mầm non chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình yêu thương, bằng sự tận tâm cũng như giúp tiếp thêm động lực để họ vượt qua khó khăn, thử thách.
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh hướng đến mục tiêu là nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác này. |
"Trên thực tế câu chuyện về giáo dục đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non đã được đề cập và đã được nghiên cứu nhiều nhưng đâu đó cũng vẫn có vài trường hợp trong một số tình huống dẫn tới việc chưa chuẩn mực trong đạo đức nghề của giáo viên mầm non. Vấn đề Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh hướng đến mục tiêu là nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác này cần được đặc biệt chú trọng ngay trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm". - Hiệu trưởng Nguyễn Nguyên Bình nhấn mạnh.
Nhà trường cần làm gì
Theo ThS Nguyễn Nguyên Bình, các nghiên cứu của giảng viên nhà trường đã cho thấy giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non đóng vai trò đặc biệt quan trọng và là kim chỉ nam để sinh viên khi ra trường có thể làm việc hiệu quả, ứng xử phù hợp trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, đồng thời cũng khẳng định chỉ khi nào nhà trường và bản thân sinh viên ý thức rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp thì mới có thể tạo sự chuyển biến tích cực bằng hành động và kết quả.
Hình thành đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên phải là hành trình liên tục. |
Thực tế trên đã chỉ ra, để hình thành đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên không thể chỉ dừng lại một vài hoạt động rời rạc trong quá trình đào tạo mà đòi hỏi phải là hành trình liên tục và xuyên suốt từ các hoạt động ngoại khóa đến các môn học chuyên ngành, từ đầu khóa đến khi kết thúc quá trình đào tạo với mục tiêu là cung cấp cho ngành Giáo dục mầm non một đội ngũ giáo viên mầm non hội tụ đủ năng lực, trình độ, kỹ năng nghề và đặc biệt hơn cả là có tình yêu với nghề đáp ứng được quy định chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
Vấn đề đặt ra trong đào tạo sư phạm mầm non của các nhà trường là làm sao để nuôi dưỡng tình yêu nghề của giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục để trong mỗi giáo viên luôn giữ vững được niềm tin, sự tự hào về nghề của mình, chính từ điều này sẽ giúp giáo viên luôn cân bằng được cảm xúc, đón nhận và xử lý các tình huống trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ bằng tình yêu thương, sự nhẫn nại, sự lương thiện và sự thấu hiểu trẻ.
Để thực hiện được mục tiêu này thì việc đào tạo không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức trên giảng đường mà phải tạo cơ hội để sinh viên ứng dụng được vào trong thực tiễn nhằm phục vụ cho công tác giáo dục và chăm sóc trẻ trong tương lai. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non là việc giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn, đồng nghĩa sinh viên tự chuyển hóa kiến thức này thành kĩ năng sư phạm, hòa quyện giữa lí luận với thực tế, lí thuyết với thực hành trong quá trình đào tạo và cũng từ đây sẽ định hướng, hình thành những phẩm chất tốt đẹp của đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non. - ThS Nguyễn Nguyên Bình