Giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống: Đâu là giải pháp?

GD&TĐ - Tại Hội nghị tổng kết năm học 2018 - 2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu ngành GD-ĐT tạo ra sự chuyển biến căn bản về giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh - trong đó nhà trường giữ vai trò chủ công. Để công tác này đạt hiệu quả cao, đâu là giải pháp?

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại Trường THPT Buôn Đôn (Đắk Lắk). Ảnh nguồn: INT
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại Trường THPT Buôn Đôn (Đắk Lắk). Ảnh nguồn: INT

Yêu cầu từ thực tiễn

Phương châm giáo dục được cha ông ta đúc kết từ ngàn xưa “Tiên học lễ, hậu học văn” có giá trị trường tồn, nhất là trong thời điểm nhiều mặt trái của nền kinh tế thị trường, tệ nạn xã hội có nguy cơ tấn công vào lớp trẻ, nếu tuổi trẻ thiếu lập trường, lệch lạc về nhận thức.

Những năm gần đây, mặc dù công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS luôn được quan tâm nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập biểu hiện qua tình trạng còn một số HS vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật. Do đó, cần có những giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho HS.

Là lực lượng chủ yếu hằng ngày trực tiếp giảng dạy, giáo dục HS, trước thực trạng suy giảm đạo đức, lối sống của HS hiện nay, giáo viên đều cảm thấy trăn trở và ý thức được vai trò trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS.

Chính vì vậy, trong năm học 2019 - 2020, ngành Giáo dục sẽ tập trung khắc phục, tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề về giáo dục và đào tạo mà xã hội quan tâm, dư luận bức xúc, chú trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS nhằm đạt mục tiêu giáo dục, đào tạo con người mới toàn diện.

Ảnh minh họa/ Internet
 Ảnh minh họa/ Internet

Nhà giáo giữ vai trò trọng yếu

Trước hết, cần xác định trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS, GV giữ vai trò trọng yếu, nên phải gương mẫu, hiểu tâm sinh lý HS.

Tâm lý HS, thầy cô giáo luôn là thần tượng của các em. Các em luôn chú ý từ lời ăn tiếng nói đến những cử chỉ hằng ngày của thầy cô. Hành vi ở trường của thầy cô tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách HS. Vì vậy, mỗi GV phải luôn không ngừng học tập, trau dồi đạo đức, tác phong để trở thành tấm gương sáng cho HS noi theo.

Để nêu gương đạo đức, lối sống cho HS, GV cần liên tục trau dồi kiến thức, kỹ năng, phương pháp, mẫu mực từ kiến thức chuyên môn đến lối sống hằng ngày.

Ngoài ra, thầy cô cần đặt mình vào vị thế của HS, phải hiểu được tâm sinh lý của các em để có những phương pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp cho từng đối tượng. Phải cố gắng hòa nhập và hợp tác với HS, sao cho ngoài là thầy cô, GV còn là những người bạn, để các em có thể sẻ chia những buồn vui, những vướng mắc trong cuộc sống và học tập, trong quan hệ bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.

Vì vậy, vai trò của GV trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh quan trọng hàng đầu. Thực tế hiện nay, nhiều GV lên lớp còn lệ thuộc sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn giảng dạy, thiếu sáng tạo trong tổ chức các hoạt động dạy học.

Cho nên, cần nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; gắn trách nhiệm, vai trò nêu gương của người đứng đầu, ban giám hiệu và giáo viên, trong đó đặc biệt chú trọng đến vai trò của GV.

Kết hợp những giải pháp khác

Lồng ghép giảng dạy đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho HS thông qua các môn học.

Mục tiêu của hoạt động dạy học là truyền thụ tri thức và hình thành phẩm chất đạo đức cần thiết cho HS. GV chuyên chở kiến thức giáo dục đạo đức, kỹ năng sống trong từng bài học. Do đó, nhiệm vụ của GV là phải làm sao cung cấp những tri thức này cho các em một cách phù hợp qua nội dung và hình thức tổ chức trong nhà trường, thực hiện qua giảng dạy chính khóa các môn học và lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác.

Qua đó, giúp HS nhận thức được vai trò, trách nhiệm của cá nhân với các vấn đề xã hội, tự hoàn thiện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức.

Tăng cường đổi mới giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS như chọn nội dung dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm, nhận thức và sự phát triển của HS, của xã hội và thời đại; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức công dân; tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Chú trọng hướng dẫn HS các kỹ năng học tập, làm việc như: Phương pháp tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Tăng cường giáo dục các kỹ năng xã hội, kỹ năng ứng xử nhằm giúp HS có thái độ và hành vi tích cực, có khả năng nhìn nhận giải quyết vấn đề, thích nghi ứng phó với từng hoàn cảnh cụ thể, làm chủ bản thân, chống lại sự cám dỗ của các tệ nạn xã hội...

Tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoại khóa...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.