Giáo dục Cuba đối mặt nhiều khó khăn

GD&TĐ - Năm học 2016 - 2017 tại Cuba kết thúc vào đầu tháng 7 và khai giảng trở lại vào tuần đầu tháng 9. Những gia đình có hoàn cảnh khó khăn lúc này lại đối mặt với nỗi lo tài chính khi vài tháng nữa sẽ bắt đầu một năm học mới. 

Giáo dục Cuba đối mặt nhiều khó khăn

Dù Cuba đầu tư nhiều cho giáo dục nhưng vẫn không đáp ứng được mọi học sinh và sự bất bình đẳng về giáo dục đang ngày càng rõ hơn…

Khó khăn từ cấm vận

Kể từ cuộc cách mạng giải phóng, chính sách miễn phí giáo dục từ mầm non, qua phổ thông cho tới đại học đã giúp Cuba xoá gần như hoàn toàn “mù chữ”, đem lại cho cả những người nghèo nhất thụ hưởng chất lượng giáo dục như ở các nước giàu hơn.

Không ai nghi ngờ về mức độ đầu tư lớn của Cuba cho giáo dục. Theo Ngân hàng Thế giới, Cuba dành tới 13% GDP cho giáo dục. Theo chính sách phúc lợi của Cuba thì trẻ em được hưởng lợi rất nhiều, từ đồng phục, sách vở tới các học liệu, phòng học bộ môn… mà không phải đóng một khoản phí nào.

Tuy nhiên, thực tế thì mức đầu tư đó không đủ để bù lấp khó khăn do lệnh cấm vận của Mỹ đối với quốc đảo Cuba. Cơ sở vật chất trường học hạn chế, ngân sách chi cho hoạt động thường xuyên của nhà trường cũng eo hẹp… - tất cả dồn gánh nặng lên vai phụ huynh. Phụ huynh phải mua đồng phục đắt đỏ (đồng phục trợ giá nhà nước cấp không đủ). Vật dụng học sinh vốn được miễn phí như sách giáo khoa, vở, bữa trưa, bữa xế… cũng không đủ để đáp ứng được mọi học sinh và phải trông chờ vào túi tiền của phụ huynh.

Chênh lệch giàu nghèo thể hiện trong giáo dục

Khi chính phủ cho phép bùng nổ kinh doanh tư nhân, từ tiệm ăn cho tới rửa xe, hệ thống trường học, giống như y tế, vẫn dưới sự kiểm soát của nhà nước. Các trường tư vẫn chỉ dành riêng cho con cái nhân viên ngoại giao và doanh nhân nước ngoài. Thậm chí ngay cả Giáo hội Công giáo cũng không được mở trường học trong giáo xứ.

Tuy nhiên, hệ thống kinh doanh cá thể bùng nổ tại Cuba đã âm thầm tạo ra một thứ gì đó giống với khu vực giáo dục tư nhân, với hàng nghìn học sinh “có điều kiện” trên cả nước đăng kí học các trung tâm ngoại ngữ và nghệ thuật sau giờ học chính khoá hoặc cuối tuần. Các trường này hoàn toàn hợp pháp bởi chúng hoạt động theo mô hình “tư doanh” hợp tác giữa các giáo viên Anh ngữ có giấy phép – cũng có thể phân loại là một “doanh nghiệp” trong nền kinh tế cải cách của Cuba.

Cải cách kinh tế trong 5 năm qua đã tạo ra một bộ phận lớn hộ kinh doanh cá thể có cuộc sống vương giả mà đại bộ phận người dân Cuba chỉ có thể mơ ước. Đó là những người nhanh nhạy “hứng” nguồn tiền từ kinh doanh du lịch và dòng tiền đầu tư của kiều dân sống tại Mỹ. Những người kinh doanh giáo dục cũng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của bộ phận “giàu xổi” này.

Phụ huynh chi khoảng 250 peso (10 USD)/tháng, khoảng nửa lương tháng trung bình của nhân viên nhà nước, cho con cái học Anh ngữ và nghệ thuật. Toán và khoa học cũng được dạy tư nhưng ít phổ biến hơn. “Đó là sự hi sinh nhưng chúng tôi phải cố gắng vì tương lai bọn trẻ, để chúng có thể cạnh tranh trong cuộc sống” – Doralkis Vinas, một người nội trợ có chồng làm cho một cửa hàng bán ô tô, chia sẻ.

Giáo dục tư nhân đáp ứng bộ phận có thu nhập khá nhưng cũng đẩy xa bất bình đẳng giáo dục giữa trẻ giàu – nghèo.

Mỗi năm học mới là một thách thức lớn cho phụ huynh – họ không chỉ phải lo đủ cho con vật dụng và sinh hoạt thiết yếu ở trường mà còn phải lấp đầy khoảng trống kiến thức mà giáo viên để lại. Nhiều giáo viên không đủ năng lực hoặc đơn giản là không tâm huyết với nghề phải loay hoay tìm các công việc kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quang cảnh Đại hội.

Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội

GD&TĐ - Chiều 11/5, tại Nhà Quốc hội, Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên của Đảng bộ Quốc hội. Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống LB Nga Vladimir Putin phát biểu với báo chí. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8 - 11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.