Giảng viên, chuyên gia chia sẻ về ứng dụng công nghệ mới trong công trình xanh

GD&TĐ - Tại hội thảo các nhà khoa học, giảng viên, chuyên gia trong nước và ngoài nước trao đổi, chia sẻ về công trình xanh và ứng dụng công nghệ mới...

GS.TS Yo-Ping Huang (thành viên IEEE) Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học kỹ thuật Bành Hồ - Đài Loan, Trung Quốc trình bày báo cáo tại hội thảo. (Ảnh: Hoàng Vinh)
GS.TS Yo-Ping Huang (thành viên IEEE) Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học kỹ thuật Bành Hồ - Đài Loan, Trung Quốc trình bày báo cáo tại hội thảo. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Ngày 10/11, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo quốc tế “Ứng dụng Công nghệ mới trong công trình xanh lần thứ 8” (ATiGB 2023).

Đây là sự kiện khoa học của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng và được tổ chức thường niên từ năm 2016 đến nay.

Theo Ban tổ chức ATiGB 2023, Hội thảo năm nay quy tụ hơn 300 nhà khoa học, nghiên cứu, chuyên gia, giảng viên, doanh nhân đến từ nhiều tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp khác nhau.

Tại ATiGB 2023 có 2 keynotes speakers đến tham dự và trình bày báo cáo gồm: GS.TS Yo-Ping Huang (thành viên IEEE) Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học kỹ thuật Bành Hồ - Đài Loan, Trung Quốc. Ông Yo-Ping Huang là nhà khoa học nghiên cứu về mô hình học sâu, điều khiển thông minh, chủ đề được ông trình bày tại ATiGB 2023 là “AI trong năng lượng xanh và nuôi trồng thủy sản”.

Ông Lê Thanh Tuấn – Tổng Giám đốc Tập đoàn PCB GraphTech Việt Nam, là chuyên gia về các giải pháp thiết kế sản phẩm ECAD-MCAD, mô phỏng, phân tích dữ liệu, máy học và trí tuệ nhân tạo. Tại ATiGB 2023 ông Tuấn đã trình bày đề tài: “Công nghệ thúc đẩy đổi mới vì sự bền vững như thế nào: Định hướng con đường đến một tương lai bền vững”.

Các chuyên gia trong và ngoài nước tham dự hội thảo. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Các chuyên gia trong và ngoài nước tham dự hội thảo. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Tại Hội thảo, sau phiên toàn thể, các đại biểu sẽ tham dự 6 tiểu ban chuyên môn: Cơ khí 1; Cơ khí 2; Xây dựng; Hóa học và Môi trường; Điện - Điện tử và tiểu ban Công nghệ số, với sự tham gia báo cáo của các nhà khoa học, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ, phát triển xanh và bền vững.

Hội thảo ATiGB 2023 đã nhận được 126 bài báo khoa học, trong đó dự kiến sẽ công bố 18 bài báo trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng; 16 bài báo trên Kỷ yếu hội nghị có ISBN và 57 bài báo trên Kỷ yếu xuất bản trên IEEE (Nhà xuất bản uy tín của Hoa Kỳ).

PGS.TS Phan Cao Thọ - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) cho hay, trong 8 năm qua, tên gọi Hội thảo quốc tế “Ứng dụng Công nghệ mới trong công trình xanh” đã trở thành quen thuộc với các nhà khoa học tại Việt Nam Nam và các nước trong khu vực.

PGS. TS Phan Cao Thọ - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) phát biểu khai mạc hội thảo. (Ảnh: Hoàng Vinh)

PGS. TS Phan Cao Thọ - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) phát biểu khai mạc hội thảo. (Ảnh: Hoàng Vinh)

“Thuật ngữ Công trình xanh - Green Buildings được hiểu theo nghĩa rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực không chỉ giới hạn là các công trình xây dựng, giao thông, thuỷ lợi - thuỷ điện mà còn là một khu đô thị xanh, khu công nghiệp xanh với các thiết bị, tiện nghi, phương tiện, năng lượng xanh trong quy hoạch, môi trường như: khí, đất và nước… xanh. Năm nay các nhà khoa học đã chia sẻ nhiều về lĩnh vực máy học, trí tuệ nhân tạo trong công trình xanh, bảo vệ môi trường.

Hội thảo ATiGB 2023 là cơ hội tốt để các nhà khoa học, các giảng viên, các chuyên gia trong nước và ngoài nước có điều kiện gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ những thông tin liên quan đến công trình xanh và các công nghệ mới được ứng dụng trong lĩnh vực này, công bố và giới thiệu những kết quả nghiên cứu có liên quan; hướng đến mục tiêu cùng chung sức xây dựng và phát triển xanh, bền vững đất nước”, PGS.TS Phan Cao Thọ nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ