Gian nan hành trình đi tìm vàng trắng ở sa mạc Sahara

GD&TĐ - Khi mùa đông đi qua cũng là lúc đoàn xe thồ lại bắt đầu lên đường đến châu Phi. Con đường của họ thật xa xôi- đến tận sa mạc Sahara để tìm “vàng trắng”. Ở những miền đất này muối được người ta gọi là “vàng trắng” và được cân theo trọng lượng vàng.

Gian nan hành trình đi tìm vàng trắng ở sa mạc Sahara

Những cuộc hành trình đi tìm loại vàng này đã trải qua gần 1000 năm. Trên đường đi đoàn xe thồ gồm người và lạc đà gặp không ít những thử thách gian nan: nào là cái nóng như thiêu đốt, thiếu nước uống và những trận bão cát đe dọa đến tính mạng của cả người lẫn vật là lạc đà.

Những chú lạc đà khỏe mạnh và có sức dẻo dai cùng người chủ của mình biết rất rõ công việc trước mắt. Đi đầu đoàn xe thồ là một người dẫn đường đầy kinh nghiệm, ông ta sẽ định hướng thật chính xác đường đi tới những cồn cát hình lưỡi liềm trải dài về mọi phía, đến tận chân trời và dường như mọi nẻo đường đều giống nhau. Mussa Mohamed, một người chăn lạc đà nói: “Ông của tôi đã dẫn dắt đoàn xe thồ trên những con đường đó, phải mất đến 6 ngày đi trên cát mới đến nơi”.

Ở miền đất này muối được khai thác lộ thiên. “Vàng trắng” được tạo thành khi những cơn mưa tháng 7 hiếm hoi từ trên trời nóng như thiêu đốt đột ngột đổ xuống vùng đất khô nẻ, trộn lẫn cát với cặn muối. Người ta làm cho cặn muối bay hơi để sau đó bán những tinh thể màu trắng tại vô số những chợ nhỏ nằm rải rác khắp dải đất Saheli, cả vùng sa mạc trải dài từ Mavritani tới Sudan.

Tại đây, trong bóng tối của những lùm cây hiếm hoi, những con vật nuôi khoan khoái liếm láp nhưng mẩu vụn muối màu xám-đó là món quà của châu Phi bao la. Dưới ánh nắng mặt trời nóng bỏng, phụ nữ và trẻ em đập những tảng muối, bỏ chúng vào các túi hàng và chất chúng bên sườn những chú lạc đà của mình.

Trong thời kỳ giữa những thế kỷ VIII và XVI người ta đã chở muối đến Mali bằng cách đó. Thời đó, với sự hỗ trợ của những đoàn xe thồ, việc buôn bán giữa khu vực Tây Phi và các quốc gia vùng Địa trung hải đã diễn ra rất tấp nập. Vào thời Trung cổ, ở Gana có thể đổi muối ngang bằng với vàng, đôi khi giá vàng còn cao gấp đôi.

Ngày nay, cũng như thời xưa, những tảng muối được chặt thành từng mẩu có kích thước bằng bàn tay, bên ngoài trông chúng giống như những phiến đá cẩm thạch trắng có các đường vân màu xám, trên đó có khắc dấu của người chủ. Họ viết tên các vị thánh của đạo Hồi, thắt miệng bao lại bằng những chiếc thắt lưng da mảnh rồi đặt lên lưng lạc đà. Mỗi con vật này mang trên lưng bốn bao muối, mỗi bao nặng 50kg. Ở ngoài chợ thì mỗi bao như vậy có thể bán được đến 11 USD.

Thế nhưng, những chú lạc đà không chỉ chở muối trên lưng mà chúng còn mang cả vàng đích thực. Nhà sử học A rập thế kỷ 14 tên là Ibn-Batut đã chứng tỏ rằng có hàng ngàn con lạc đà cùng đoàn xe thồ khổng lồ đi đến sa mạc Sahara.

Thời đại đó, trên lãnh thổ Mali có thành phố truyền thuyết Tombucta thời xưa từng được gọi là “Cánh cổng của sa mạc”, là “Nữ hoàng Sahara” và là “Chìa khóa của Sahara”. Thành phố được xây dựng vào thế kỷ 11 và đạt tới sự phồn vinh ở các thế kỷ 14-16, từng trở thành một trung tâm văn hóa lớn của đạo Hồi ở vùng Bắc Phi.

Một trong những người trị vì thời đó là Mans Muss, ông đã thực hiện một cuộc hành hương tới thánh địa Mecca vào năm 1324. Các nhà sử học còn ghi chép rất rõ về ông: để kỷ niệm về cuộc hành hương của mình, nhà vua của Tombacta đã hiến nhiều vàng đến mức mà nó có giá trị bằng tài sản của cả thế giới Arập trong 10 năm. Trong suốt thế kỷ trước, thành phố đã là một điểm giao thông quan trọng nhất của việc buôn bán “vàng trắng”.

Sức mạnh chuyên chở của súc vật kéo là lạc đà đã được con người huấn luyện từ 3 nghìn năm trước. Từ đó đến nay chúng vẫn trung thành phục vụ con người. Loài súc vật kéo này là lý tưởng khi được dùng cho các chuyến đi tới sa mạc. Lạc đà có thể đi cả 10 ngày đường mà không cần uống nước trong thời tiết nóng bỏng đến 500 C và cả tháng trời chúng bằng lòng với việc chỉ nhai khoảng 2kg cỏ khô.

Ngày nay, những đoàn xe thồ lạc đà tất nhiên đã ít đi, số lạc đà hiếm khi đạt tới 500 con nhưng cuộc sống hàng ngày thì ít có sự thay đổi. Trong các chuyến đi, những người chăn dắt lạc đà mang theo bên mình một chiếc chăn dày và chiếc bao làm từ da dê được đổ đầy nước ấm từ ốc đảo.

Khẩu phần ăn của những người này thật nghèo nàn- chỉ có bánh quy và nước trà. Ở các chặng đường nghỉ vào ban đêm họ uống trà bên đống lửa, ngủ đêm dưới bầu trời đày đặc sao mới mọc. Ngày hôm sau đoàn xe thồ lại đi theo con đường cát- một chặng đường đầy gian nan nhưng chưa có ai than phiền về điều này bao giờ, kể cả người chủ lẫn những chú lạc đà nhẫn nại của họ.

Ở miền đất này muối được khai thác lộ thiên. “Vàng trắng” được tạo thành khi những cơn mưa tháng 7 hiếm hoi từ trên trời nóng như thiêu đốt đột ngột đổ xuống vùng đất khô nẻ, trộn lẫn cát với cặn muối. Người ta làm cho cặn muối bay hơi để sau đó bán những tinh thể màu trắng tại vô số những chợ nhỏ nằm rải rác khắp dải đất Saheli, cả vùng sa mạc trải dài từ Mavritani tới Sudan. Tại đây, trong bóng tối của những lùm cây hiếm hoi, những con vật nuôi khoan khoái liếm láp nhưng mẩu vụn muối màu xám - đó là món quà của châu Phi bao la. Dưới ánh nắng mặt trời nóng bỏng, phụ nữ và trẻ em đập những tảng muối, bỏ chúng vào các túi hàng và chất chúng bên sườn những chú lạc đà của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ