Mục tiêu của kế hoạch là từng bước giảm tỷ lệ tai nạn, tỷ lệ tử vong, tàn tật và thương tích, đặc biệt là tình trạng tử vong do tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông đối với trẻ em trong trường học thông qua việc nâng cao nhận thức của học sinh, cha mẹ học sinh; năng lực phòng chống TNTT của cán bộ, giáo viên và cơ quan quản lý giáo dục các cấp.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: 100% sở giáo dục và đào tạo có Ban Chỉ đạo của ngành hoặc tham gia Ban Chỉ đạo phòng, chống TNTT trẻ em của tỉnh/thành phố;
100% cơ sở giáo dục triển khai các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục phòng, chống TNTT trẻ em; 10.000 trường học đạt tiêu chuẩn trường học an toàn;
100% cơ sở giáo dục có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thực hiện công tác phòng, chống TNTT;
70% trở lên các trường phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia các lớp học bơi trong và ngoài nhà trường; nhà trường có kế hoạch triển khai mô hình dạy, học bơi an toàn phù hợp tại trường;
70% trở lên học sinh được hướng dẫn và biết kỹ năng phòng, chống TNTT, đặc biệt là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông. Tăng dần tỷ lệ học sinh tiểu học, trung học cơ sở được học bơi, biết bơi, có kỹ năng tự cứu đuối;
100% trường học đóng tại địa bàn có bể bơi, hồ bơi, xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp tổ chức các lớp dạy bơi cho học sinh;
100% cán bộ làm công tác phòng, chống TNTT trong các cơ sở giáo dục được tập huấn, biết vận dụng, hướng dẫn các kỹ năng phòng, chống TNTT trẻ em, kỹ năng, phương pháp dạy bơi, cứu đuối và sơ cấp cứu ban đầu;
Hàng năm giảm từ 5% đến 10% số học sinh bị TNTT, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông.
Trong kế hoạch, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu trên…