Giám khảo MasterChef chỉ ra sai lầm phổ biến khi nấu canh, rất nhiều chị em vẫn phạm phải

Chỉ cần lưu ý thêm một chút sẽ khiến món ăn thơm ngon và tốt cho sức khỏe hơn. Giờ đây bạn cũng có thể làm được điều đó với những mẹo đơn giản sau, chắc chắn cả nhà sẽ trầm trồ trước tài nấu nướng của bạn đấy.

Giám khảo MasterChef chỉ ra sai lầm phổ biến khi nấu canh, rất nhiều chị em vẫn phạm phải

Đun lửa quá to

Một trong những tiêu chí đánh giá món canh có ngon, chính là yếu tố nước dùng phải trong. Master chef Tuấn Hải cho biết, “nguyên nhân khiến món canh rau củ của nhiều bà nội trợ bị đục là do đã đun lửa quá to”. Vì thế, khi nấu canh, chúng ta đun lửa lớn cho đến khi sôi lên thì giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt để canh sôi đều mà không bị đục nước.

Empty

Nếu nước dùng bị đục, bạn có thể “chữa cháy” bằng cách cho vào nồi nước dùng vài tai nấm đông cô hoặc vài lát khoai tây sống.

Ngoài ra có thể lấy một lòng trắng trứng, đánh tan cho vào nồi nước dùng, khuấy đều lên cho bọt cuốn vào đó rồi hớt ra, nước dùng sẽ trong trở lại. Nếu không bạn có thể lược nước dùng qua một xoong khác với một khăn vải mỏng rồi đun lại.

Hạn chế dùng bột ngọt, nên thay thế bằng rau củ tự nhiên

Nhiều chị em vì muốn món canh thêm phần đậm đà nên thường sử dụng rất nhiều muối, bột ngọt. Thực chất, cách làm này chưa hẳn đúng” Chúng ta chỉ nên tận dụng vị ngọt tự nhiên từ rau củ (nấm, ngô, củ cải…). Đặc biệt, nên sử dụng các loại chất điều vị tự nhiên từ nấm men thay vì sử dụng bột ngọt.

 Gia vị khi cho vào nồi nước hầm chỉ mang tính chất tôn lên hương vị tự nhiên của rau củ mới là đúng chuẩn. Cho quá nhiều muối, bột ngọt… thực chất lại càng làm át đi hương vị thật sự của món ăn”.

Ngoài ra, thời điểm cho gia vị cũng cần hợp lý. Theo ông Tuấn Hải, chị em nội trợ nên hầm rau củ trước, đợi đến khi rau gần chín mới bắt đầu nêm gia vị “như vậy vừa đảm bảo nước dùng không bị quá mặn, vừa dễ cảm nhận hương vị món canh hơn”.
Đổ đầy nguyên liệu vào chảo và khuấy thức ăn quá nhiều

Đôi khi nấu ăn đòi hỏi một chút kiên nhẫn. Đổ đầy các nguyên liệu vào chảo có vẻ giúp bạn nấu nhanh hơn nhưng thực tế việc làm này không chỉ mất thời gian mà còn khiến thức ăn chín không đều, phần trên miệng chảo chưa chín còn đáy chảo bị cháy.

Empty

Một thói quen xấu khác là bạn thường khuấy thức ăn liên tục để tránh bị cháy, nhưng nó thực sự lại khiến món ăn thêm tệ.

Khuấy thức ăn quá nhiều không chỉ nát thực phẩm mà còn giảm đáng kể hương vị món ăn. Các bà nội trợ đảm đang nên bỏ thói quen này trừ khi công thức đặc biệt bảo bạn làm như vậy.

 Đun nóng dầu quá lâu

Việc làm nóng nồi, chảo hoặc lò nướng trước khi nấu, nhất là trong lúc đang đói thường thách thức sự kiên nhẫn của bạn. Nhưng việc làm này lại rất cần thiết.

Sử dụng lò nướng khi chưa được làm nóng đúng cách sẽ làm mất thời gian nấu hoặc có thể khiến thức ăn bị chín không đều hoặc bị cháy.

Tuy nhiên, làm nóng chảo dầu vượt quá ngưỡng quy định (dấu hiệu nhận biết đơn giản là dầu bị bốc khói) sẽ khiến dầu ăn bắt đầu bị phân hủy, phá hủy các chất chống oxy hóa có lợi của dầu và tạo thành các hợp chất có hại.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.