Đại biểu Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bày tỏ đồng tình với các ý kiến tranh luận của các Đại biểu khi giải trình trước Quốc hội.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà, bên cạnh các nguyên nhân khác cũng được chỉ rất rõ như: Tnh trạng bị mất rừng, công tác quy hoạch bố trí dân cư và đặc biệt khâu người dân đã di cư và bố trí nhà cửa sản xuất vào những khu vực hết sức nhạy cảm liên quan đến các hiện tượng này. Trong thời gian vừa qua có một nguyên nhân nữa là lượng mưa có tính lịch sử và hết sức cực đoan.
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Trần Hồng Hà – cho biết: Trên thực tế công tác dự báo định lượng mưa và đặc biệt là công tác dự báo liên quan đến lũ quét, sạt lở đất thì khoa học và các nước tiên tiến mới giải quyết được dự báo trên diện rộng, dự báo trong điều kiện cực đoan cũng như dự báo trong một khu vực cụ thể.
Đây là một điểm còn khiếm khuyết và khoa học hiện nay chưa đảm bảo. Trong bối cảnh hiện nay, để đáp ứng được công việc này thì Đảng và Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư.
“Cho đến nay chúng tôi đang dần dần đưa các dự án này để đồng bộ phục vụ cho công tác dự báo nói chung. Nhưng nhu cầu để so được mức trung bình trên thế giới thì Việt Nam chúng ta còn phải có huy động rất nhiều nguồn nhân lực” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà giải trình trước Quốc hội |
Cần quy hoạch sắp xếp, bố trí lại dân cư
Cũng theo, Bộ trưởng Trần Hồng Hà Hiện nay, chúng ta đã có xây dựng bản đồ về dự báo về lũ ống, lũ quét, chúng ta đã có bản đồ về tai biến do địa chất và chúng tôi đề nghị các địa phương, các bộ, ngành cùng nhau xem xét, trên cơ sở rà soát lại các bản đồ này để điều chỉnh các quy hoạch về bố trí dân cư, phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt ở đây chúng ta đòi hỏi một giải pháp hết sức đồng bộ, đó là quy hoạch sắp xếp, bố trí lại dân cư, đồng thời chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng thích ứng và bền vững hơn.
Bày tỏ đồng tình với các ý kiến của các đại biểu phát biểu trước đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà – cho rằng, đối với các tỉnh vùng núi phía Bắc thì phải coi các cơ chế về môi trường rừng, vấn đề liên quan đến sử dụng tài nguyên nước và thủy điện cũng như cơ chế phát triển rừng, gắn với vấn đề sinh kế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và mô hình kinh tế thích ứng biến đổi khí hậu đối với các khu vực này.
Đồng thời chúng ta sẽ tăng cường các biện pháp về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn và tiếp tục phát huy tốt hơn cơ chế 4 tại chỗ mà trong thời gian vừa rồi chúng ta đã ứng phó rất hiệu quả với 10 cơn bão.