Giải toả áp lực cho giáo viên phổ thông

Ảnh minh hoạ/ Internet
Ảnh minh hoạ/ Internet

Hội thảo tạo cơ hội cho các nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay; Chỉ ra các loại áp lực, phân tích nguyên nhân và các giải pháp, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động nghề nghiệp cho giáo viên.

Phát biểu khai mạc, GS. TS Phan Văn Kha (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho rằng: “Áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên về bản chất là áp lực, sức ép từ chính chuyên môn của giáo viên, từ môi trường tự nhiên, xã hội, nhà trường và các điều kiện hoạt động nghề nghiệp lên hoạt động dạy học, giáo dục của giáo viên.

Quang cảnh Hội nghị
 Quang cảnh Hội nghị

Áp lực từ bên trong do chính nhà trường tạo ra và xuất phát từ nguyện vọng, nhu cầu của chính bản thân giáo viên. Các áp lực đó dẫn đến những khó khăn về chuyên môn, tâm lý, gây lo lắng, bức xúc, căng thẳng cho giáo viên. Nếu không có những biện pháp giải tỏa kịp thời, các áp lực sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất, tinh thần, chất lượng cũng như hiệu quả dạy học của giáo viên”.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, nhằm giảm áp lực cho đội ngũ giáo viên phổ thông. Đến từ Trường phổ thông Thực nghiệm, Thạc sĩ Lê Thị Mai Hương đưa ra nhóm giải pháp mà nhà trường đã áp dụng như: Chia sẻ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu dài hạn, ngắn hạn của nhà trường giúp mỗi người định hướng mình trong từng hoạt động và đặt ra mục tiêu phát triển; Tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Tìm kiếm các nguồn lực, hỗ trợ giáo viên trong dạy và học...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...